Quy định mức lương mới của giảng viên ĐH làm việc tại các trường công lập chính thức có hiệu lực từ ngày 12.12.2020. Quy định này áp dụng theo thông tư 40/2020 của Bộ GD-ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở ĐH công lập.
Theo đó, việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường ĐH công lập căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức. Cụ thể, cách xếp lương áp dụng theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước tại Nghị định 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 (nhóm A3.1) từ hệ số lương 6.2 đến 8.0.
Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức A2 (nhóm A2.1) từ hệ số 4.4 đến 6.78.
Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ 2.34 đến 4.98.
Cụ thể, bảng lương của giảng viên theo bậc như sau:
|
Theo bảng trên, mức lương cao nhất của 1 giảng viên ĐH công lập gần 12 triệu đồng/tháng (giảng viên cao cấp hạng I, bậc 6, hệ số 8.0).
Mức lương thấp nhất của giảng viên là gần 3,5 triệu đồng/tháng (giảng viên hoặc trợ giảng hạng III, bậc 1 với hệ số 2,34).
Tuy nhiên, thực tế thu nhập của giảng viên nhiều trường ĐH công lập hiện nay không chỉ có lương mà còn bao gồm các thu nhập tăng thêm khác, đặc biệt là các trường công lập đã chuyển sang tự chủ hoàn toàn.
Bình luận (0)