Luồng sinh khí biển làm đổi thay cực Nam Tổ quốc

31/03/2016 08:00 GMT+7

Nếu như những dòng dầu đầu tiên được khai thác đúng vào năm đầu đổi mới đã giúp ổn định vĩ mô, đưa đất nước vượt qua thách thức thì gần 10 năm sau, những dòng khí đầu tiên được đưa về đất liền…

Nếu như những dòng dầu đầu tiên được khai thác đúng vào năm đầu đổi mới đã giúp ổn định vĩ mô, đưa đất nước vượt qua thách thức thì gần 10 năm sau, những dòng khí đầu tiên được đưa về đất liền…

Đó là câu chuyện về Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - nơi hằng năm những dòng khí chuyển về đất liền đóng góp 2% GDP cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu, diện mạo nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp.
Niềm nuối tiếc sau ngọn lửa rực sáng
Dòng khí mang về từ biển khơi hiện cung cấp 30 - 35% sản lượng điện quốc gia và 70% nhu cầu phân đạm toàn quốc, 70% khí gas hóa lỏng LPG cùng hàng loạt sản phẩm khác, mang về doanh thu hơn 3,5 tỷ USD mỗi năm, nộp ngân sách Nhà nước gần 51.000 tỷ đồng; hằng năm đóng góp khoảng 10% doanh thu toàn tập đoàn và hơn 2% GDP cả nước.
“Những con số to lớn ấy, đều do PV GAS chúng tôi thực hiện, nên 2 khái niệm PV GAS và cả ngành công nghiệp khí Việt Nam hiện có ngoại diên trùng nhau” - ông Lê Như Linh, Chủ tịch HĐQT tổng công ty đón chúng tôi tại trụ sở khang trang ở TP.HCM.
Trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới, không phải nước nào cũng khai thác được loại khí này mà người ta thường đốt bỏ, có nước đốt bỏ tới 75%.
Ở nước ta, dòng dầu công nghiệp đầu tiên được khai thác vào mùa hè năm 1986 nhưng khí đồng hành thì vẫn bị đốt bỏ tại giàn khoan cho đến năm 1995 mới được chuyển về bờ. Làm một phép tính đơn giản ta đã đốt bỏ khí thiên nhiên khổng lồ ngoài khơi, khoảng 4,5 tỷ mét khối!
Nói như vậy, hẳn nhiều bạn đọc sẽ tiếc nuối vì sao chúng ta để lãng phí như thế?
Đưa khí về đất liền
Cuối năm 1999, chuyên gia vận hành rút về nước, đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật đã nhanh chóng làm chủ công tác vận hành công trình có độ phức tạp cao, hiện đại bậc nhất khu vực lúc bấy giờ.
Những đường ống công nghiệp hóa
Đến nay, dự án khí Bạch Hổ đang được vận hành và khai thác một cách hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao. Với giàn nén khí ngoài khơi, hệ thống đường ống khí dài hơn 150km từ bể Cửu Long đến Nhà máy Điện Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải, hằng năm cung cấp 1,5 tỷ mét khối khí khô, 300.000 tấn khí hóa lỏng và 150.000 tấn Condensate. Với hệ thống khí này, từ năm 1999, nước ta đã sản xuất được khí LPG và Condensate hóa lỏng, không còn phải nhập khẩu.
Tháng 12.2002, Dự án thu gom và sử dụng khí bể Nam Côn Sơn có tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, công suất 8 tỷ mét khối khí/năm hoàn thành. Hệ thống đường ống dài hơn 400km từ biển khơi về Phú Mỹ, cung cấp cho các nhà máy điện, khu công nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM. Hàng loạt nguồn khí được khai thác từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ năm 2002; Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây năm 2006; Chim Sáo, Dừa năm 2011; Hải Thạch, Mộc Tinh năm 2013 được chuyển qua đường ống này. Hiện nay, đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng đường ống Nam Côn Sơn 2 để vận chuyển, xử lý khí từ nhiều mỏ về bờ từ năm 2018.

Những “nhà máy điện Hòa Bình” ở phía Nam Tổ quốc
Chính nhờ các đường ống dẫn khí mà dải đất phía Nam của Tổ quốc hầu như chưa có nhà máy điện đã hình thành ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau 2 trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất nước. Ông Hồ Tuấn Kiệt, Phó giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau cho biết, tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng 2 nhà máy điện dầu khí ở Cà Mau đã mang lại công suất tương đương một nhà máy thủy điện Hòa Bình ở phía Nam Tổ quốc, chiếm 7% tổng sản lượng điện quốc gia. Nhìn xa hơn thì Dự án Khí - Điện-Đạm Cà Mau cùng với Dự án khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) sẽ đưa Đồng bằng sông Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của Việt Nam.
Hướng tới đầu tư “thượng nguồn”
Hiện dự án năm 2015 mới khởi công và theo dự kiến, đến mùa hè năm 2017 mới đi vào hoạt động Nhà máy xử lý Khí Cà Mau .
Phải phát triển một ngành công nghiệp khí hoàn thiện. Trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm mới đến tận căn bếp hay chiếc xe của mỗi gia đình như khí thiên nhiên nén CNG, sạch và rẻ hơn so với xăng, dầu đến 30%. Hiện đã có hơn 250 phương tiện giao thông dùng CNG ở TP.HCM và Vũng Tàu.
Nói không ngoa thì chính công nghiệp khí đã phá vỡ một phần thế độc quyền của ngành điện lực. Ngành công nghiệp khí tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng đã làm được rất nhiều điều lớn lao. Như một mũi xung kích, các dòng khí từ biển khơi đã thổi luồng sinh khí không nhỏ vào con tàu đổi mới...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.