Mô phỏng luồng sáng phát ra từ sự kiện siêu hố đen "ăn" sao |
eso |
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy, đội ngũ các nhà nghiên cứu, bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) và Đại học Birmingham (Anh), đã tiến hành phân tích luồng sáng trên.
Được đặt tên AT 2022cmc, luồng sáng bí ẩn lần đầu tiên được phát hiện nhờ vào Đài quan sát Palomar của Viện Công nghệ California (Mỹ) vào tháng 2. Nhóm chuyên gia giờ đây xác định được đây là diễn biến xảy ra khi một ngôi sao đi lạc vào “miệng” của một siêu hố đen.
Hậu quả là “gã khổng lồ” không mất nhiều thời gian để xé toạc con mồi xấu số, và phóng thích luồng sáng tia X di chuyển với tốc độ cận ánh sáng trong quá trình lao đến trái đất.
Mô phỏng một sự kiện gián đoạn thủy triều |
Đại học Công nghệ Swinburne |
Khi một ngôi sao bị hố đen kết liễu, giới thiên văn học gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). Tuy nhiên, AT 2022cmc cho đến nay là sự kiện bộc phát sáng nhất và di chuyển ở khoảng cách xa nhất trước khi đến được trái đất, cách địa cầu khoảng 8,5 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học cho rằng sở dĩ AT 2022cmc phóng thích luồng sáng chói lọi đến thế là do nó phóng trực diện đến trái đất, tạo ra cái gọi là Hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng này xảy ra khi tần số và bước sóng của chuỗi sóng bị thay đổi khi mà nguồn phát chuyển động tương đối với người quan sát.
Luồng sáng tia X phát tán thành các bước sóng quang học, hồng ngoại, vô tuyến vào không gian |
Viện Công nghệ California |
Phát hiện mới có thể tiết lộ thêm về sự tăng trưởng của các siêu hố đen, cũng như cách thức chúng ngấu nghiến các ngôi sao.
Hai báo cáo khác nhau cùng phân tích AT 2022cmc đã được công bố trên các chuyên san Nature Astronomy và Nature trong ngày 30.11.
Nếu vụ bùng phát tia gamma (GRB) lâu nay đươc cho là dạng bùng nổ điện từ phóng thích năng lượng mạnh nhất trên toàn vũ trụ, các chuyên gia ước tính AT 2022cmc phải phóng thích nguồn năng lượng có uy lực lớn gấp 100 lần so với bất kỳ sự kiện GRB nào từng được phát hiện từ trước đến nay.
Hiếm thấy: Lỗ đen xé toạc ngôi sao "vắn số" |
Bình luận (0)