Ít ai biết vua Tự Đức đã từng ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp trước khi cử hai người vào Sài Gòn đàm phán. Tại đây hai vị Chánh phó sứ đặt bút ký vào bản hiệp ước sơ bộ 1862 khiến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay người Pháp.
Sau khi trở về Huế, Phan Thanh Giản lại được cử đi làm Tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Thiếp làm Tuần phủ Thuận Khánh, hai tỉnh giáp với vùng nhượng địa vừa rơi vào tay người Pháp. Hoặc sự biến thành Phiên An do Lê Văn Khôi cầm đầu được tóm lược rất súc tích và đầy đủ trong sách Quốc triều Chánh biên toát yếu, do Nhã Nam và NXB Thế giới ấn hành.
Thánh tử đạo Joseph Marchan (tức Cố Du) bị lăng trì năm 1835 vì tham gia cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi |
Thư viện Quốc gia Pháp |
Những trang sử chống thực dân bi tráng được ghi chép chân thực
Như đã nói, các sự kiện, thông tin, nhân vật được lựa chọn theo quan điểm của nhóm sử quan nên một số sử liệu quan trọng (đối với một số người đọc) không tìm thấy trong Quốc triều Chánh biên toát yếu.
Ví dụ, năm 1831, vua Minh Mạng giải thể Bắc thành, cho đổi trấn thành tỉnh, bỏ chức Tổng trấn, đặt Tổng đốc và Tuần phủ thay thế, mở đầu cho cuộc cải cách hành chính quan trọng bậc nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam không được đề cập trong Quốc triều Chánh biên toát yếu, thế nhưng sự kiện Lý Văn Phức đưa hơn 40 người Tàu bị phong nạn về Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1831 thì được nhắc đến.
Nguyên bản Hán tự Quốc triều Chánh biên toát yếu |
Thư viện Quốc gia Việt Nam |
Vua Tự Đức đã từng ban rượu cho Phan Thanh Giản (ảnh) và Lâm Duy Thiếp trước khi cử hai người vào Sài Gòn đàm phán |
T.L |
Hoặc sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng xóa bỏ Gia Đình thành, đổi 5 trấn cũ thành thành 6 tỉnh cũng không được đề cập, cho nên đọc đoạn nội dung “Tháng 11 […] cho nguyên Tổng đốc Sơn Tây là Lê Đại Cương làm Tổng đốc An Hà” (tr.186) có thể một số độc giả sẽ thấy khó hiểu, bởi An Hà ở đây không được giải thích là tỉnh An Giang và tỉnh Hà Tiên, còn gọi là tỉnh kép An - Hà, tương tự như An - Biên (tức tỉnh Phiên An và tỉnh Biên Hòa, tháng 8.1833 đổi Phiên An thành Gia Định nên gọi là Định - Biên) và Long - Tường (tức tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Định Tường)…
Tuy nhiên, ở rất nhiều đoạn sử khác, các sử quan đã làm rất tốt công việc của mình. Chẳng hạn, chỉ với nửa trang sách (tr.381) đã làm rõ được chuỗi sự việc phó đô đốc Bonard đưa thư nghị hòa, vua Tự Đức ban rượu cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp trước khi cử hai người vào Sài Gòn đàm phán, tại đây hai vị Chánh phó sứ đặt bút ký vào bản hiệp ước sơ bộ 1862 khiến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay người Pháp.
Sau khi trở về Huế, Phan Thanh Giản lại được cử đi làm Tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Thiếp làm Tuần phủ Thuận Khánh, hai tỉnh giáp với vùng nhượng địa vừa rơi vào tay người Pháp. Hoặc sự biến thành Phiên An do Lê Văn Khôi cầm đầu được tóm lược rất súc tích và đầy đủ… Nhìn chung, những lựa chọn sử kiện, lối viết cô đọng, sự bác lãm, ngòi bút chính trực của các sử quan Quốc sử quán triều Duy Tân, đứng đầu là Tổng tài Cao Xuân Dục, được thể hiện khá rõ nét và thành công trong 500 trang sách “toát yếu” này.
Quân Pháp tấn công thành lũy ở Huế các ngày 18, 19 và 20.8.1885 |
Thư viện Quốc gia Pháp |
Quốc triều Chánh biên toát yếu ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ, cho đến nay vẫn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cả giới nghiên cứu lẫn độc giả phổ thông nhiều thế hệ.
Không chỉ có việc triều đình như vua Tự Đức mà nhiều chuyện 'thâm cung bí sử' khác, Quốc triều Chánh biên toát yếu được xem là cuốn sách sử cho "giới bình dân" được viết gọn gàng, cho thấy được những chính sách đối nội, đối ngoại, bang giao; hành trạng và võ công của các vị vua, chúa; những trang sử chống thực dân bi tráng của nhiều nhân vật lịch sử được ghi chép chân thực… qua đó khắc họa nên bức tranh toàn cảnh về sự hưng phế của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Bình luận (0)