Ly kỳ vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Họa sĩ tham gia phá án

14/01/2014 10:20 GMT+7

(TNO) Sau khi bắt được nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện quận 7 (TP.HCM), bức phác thảo chân dung nghi phạm được nhiều bạn đọc nhận xét là rất giống với người thật, và đặt câu hỏi quá trình vẽ chân dung diễn ra như thế nào?

(TNO) Sau khi bắt được nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện quận 7 (TP.HCM), bức phác thảo chân dung nghi phạm được nhiều bạn đọc nhận xét là rất giống với người thật, và đặt câu hỏi quá trình vẽ chân dung diễn ra như thế nào?

Video: Trao trả em bé bị bắt cóc cho cha mẹ

 
Chân dung nghi phạm bắt cóc được vẽ hoàn thiện nhưng chưa công bố do em bé đã được tìm thấy - Ảnh: họa sĩ Phan Vũ Linh cung cấp

>> Nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Q.7 đầu thú
>> Vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Thiên thần nhỏ trong vòng tay cha mẹ
>> Trẻ bị bắt cóc được chuyển về bệnh viện trước khi giao cho gia đình
>> Đã bắt được nghi phạm vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện quận 7
>> Phác họa chân dung nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh
>> Tranh cãi về phác họa chân dung nghi phạm ở Mỹ

Từ giới thiệu của một giáo viên tên T. tại TP.HCM, họa sĩ Phan Vũ Linh, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM, đã đồng ý phác thảo chân dung thủ phạm mà không nhận thù lao.

Lần đầu phác thảo chân dung tội phạm

“Đây là lần đầu tôi làm công việc này, tuy nhiên tôi cũng có quan tâm đến phương pháp này từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hành. Dù là lần đầu nhưng tôi cũng không gặp khó khăn gì nhiều vì có thuận lợi từ lời mô tả khá cặn kẽ của nhiều nhân chứng”, anh Linh kể lại.

Để có thể vẽ được khuôn mặt chưa từng nhìn thấy, anh Linh cho biết: Trên khuôn mặt của một người bình thường có những cấu trúc và tỷ lệ cố định không khác biệt nhau lắm, khi vẽ dựa vào mô tả thì họa sĩ sẽ thu nhận thêm thông tin chi tiết và đặc điểm riêng của người được vẽ và bổ sung vào cấu trúc ban đầu.

Quá trình phác họa có hai giai đoạn, bản phác họa bằng bút chì và bức vẽ màu. Bức phác họa bằng bút chì đầu tiên dựa trên mô tả trực tiếp của 3 người trong gia đình cháu bé gồm anh Trương Văn Hên (ba cháu bé), chị Nguyễn Thị Minh Tâm (mẹ cháu bé) và em gái chị Tâm.

Sau khi nghe chị Tâm mô tả sơ bộ, rồi anh Hên và em gái chị Tâm bổ sung những chi tiết cụ thể hơn cho bức chân dung, anh Linh vẽ và chỉnh sửa đến khi hoàn chỉnh thì cho từng người xem lại và xác nhận bản vẽ cuối cùng.

 
Bức phác thảo đầu tiên bằng bút chì và chân dung thủ phạm - Ảnh: L.Quốc

Những đặc điểm nổi bật được anh lưu ý là đôi mắt hai mí, đeo kính cận có tròng rộng, tóc có gam màu nâu chải ngược ra sau, môi hơi vểnh lên.

Trong lúc mô tả thì cũng có những điểm khác nhau giữa ba người, lúc đó anh phải kiểm tra chéo, xác nhận nhiều lần và ghi nhận thông tin nào chắc chắn và rõ ràng nhất.

Tuy nhiên vẫn có những sai lệch nhất định.

Anh Linh kể: “Phần chi tiết mô tả môi của nhân vật, ngay bước phác thảo đầu tiên theo mô tả của chị Tâm thì tôi đã vẽ khá giống với thực tế, tuy nhiên sau khi chỉnh sửa theo góp ý khác thì không giống nữa.  Ngược lại phần cằm của nhân vật thì lần chỉnh sửa cuối cùng trên bản vẽ màu theo góp ý của anh Hên lại cho kết quả chuẩn hơn so với phác thảo chì”.

Nhóm tình nguyện hỗ trợ công an điều tra

 
Phần chi tiết mô tả môi của nhân vật, ngay bước phác thảo đầu tiên theo mô tả của chị Tâm thì tôi đã vẽ khá giống với thực tế, tuy nhiên sau khi chỉnh sửa theo góp ý khác thì không giống nữa.  Ngược lại phần cằm của nhân vật thì lần chỉnh sửa cuối cùng trên bản vẽ màu theo góp ý của anh Hên lại cho kết quả chuẩn hơn so với phác thảo chì
Họa sĩ Phan Vũ Linh
Chia sẻ về kinh nghiệm lần đầu phác thảo chân dung tội phạm, anh Linh cho biết: miêu tả một bức chân dung giống là việc không dễ, vì ngay cả việc gặp và vẽ trực tiếp, hay vẽ qua ảnh chụp cũng chưa chắc đạt kết quả chắc chắn.

“Cho nên tôi chỉ tập trung mô tả khái quát dung mạo của nhân vật để có kết quả tương đối gần giống với người được miêu tả chứ không kỳ vọng việc giống được bao nhiêu phần trăm”, anh nói thêm.

Tổng thời gian để thực hiện cho bức phác thảo chì khoảng 20 phút, bức vẽ màu khoảng gần 3 tiếng.

Để hoàn thiện bức phác thảo, công lao đầu tiên phải kể đến là người giáo viên đã liên hệ với anh Linh để giới thiệu với công an.

Khi liên hệ với chị T., chị một mực từ chối nêu tên trên báo. Chị cho biết chị cùng nhiều người bạn khác hình thành nhóm tình nguyện hỗ trợ phía công an để tìm ra thủ phạm.

Do có người quen làm bên ngành công an, sau khi được anh Linh nhận lời giúp, chị đã gọi cho bên công an để hỗ trợ. “Anh Linh là một người giỏi và rất nhiệt tình khi tham gia hỗ trợ phác thảo chân dung thủ phạm”, chị T. nói thêm.

Sau khi vẽ xong bức phác thảo, nhóm tình nguyện của chị T. đã cùng nhau lan truyền bức ảnh trên cộng đồng mạng để mong sớm tìm được thủ phạm.

Ngoài bức vẽ 2D được thực hiện và công bố trước đó còn có bản 3D dự kiến thực hiện sau. Tuy nhiên khi bức 3D chưa hoàn thành thì em bé đã được tìm thấy.

Hoàng Quyên

>> Nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Q.7 đầu thú
>> Vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Thiên thần nhỏ trong vòng tay cha mẹ
>> Vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Tìm lại được con, tôi mừng đến run rẩy chân tay
>> Trẻ bị bắt cóc được chuyển về bệnh viện trước khi giao cho gia đình
>> Đã bắt được nghi phạm vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện quận 7
>> Phác họa chân dung nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh
>> Người mẹ thất thần kể lại chuyện con bị bắt cóc ngay trong bệnh viện
>> Chấn động vụ bắt cóc, tống tiền mẹ của tỉ phú ở Singapore

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.