TNO

Lý Quang Diệu, người đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thứ nhất

23/03/2015 11:02 GMT+7

(Tin Nóng) Ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), cha đẻ đảo quốc Singapore giàu mạnh ngày nay, đã qua đời rạng sáng 23.3.2015 ở tuổi 91, không kịp chứng kiến sinh nhật lần thứ 50 của Singapore vào ngày 9.8.2015 tới. Ông từng nói muốn đưa Singapore từ ốc đảo ở thế giới thứ ba lên vị trí thế giới thứ nhất.

(Tin Nóng) Ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), cha đẻ đảo quốc Singapore giàu mạnh ngày nay, đã qua đời rạng sáng 23.3.2015 ở tuổi 91, không kịp chứng kiến sinh nhật lần thứ 50 của Singapore vào ngày 9.8.2015 tới. Ông từng nói muốn đưa Singapore từ ốc đảo ở thế giới thứ ba lên vị trí thế giới thứ nhất.


Người dân tưởng niệm ông Lý Quang Diệu gần bệnh viện Singapore General Hospital ngày 23.3.2015 - Ảnh: Gettty Images

 
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16.9.1923 ở Singapore, là thế hệ thứ 3 của một gia đình Trung Quốc nhập cư tại Singapore. Ông từng sống một thời gian ở ngôi nhà này trên đường Neil Road. Singapore lúc đó là thuộc địa của Anh, nghĩa là ông Lý có quốc tịch Anh và nói tiếng Anh từ nhỏ. Ông đã không nói tiếng Hoa cho đến khi ông 30 tuổi - Ảnh: BBC

 
Tháng 2.1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng quân Nhật ở Singapore. Ông Lý suýt bị vây bắt và bị giết chết trong vụ thảm sát Sook Ching khiến 50.000 - 100.000 người chết. Trong thời gian chiến tranh (1942 – 1945), ông làm thông dịch viên tiếng Nhật và kinh doanh mặt hàng keo dán ở thị trường chợ đen - Ảnh: Getty

 
Sau chiến tranh, ông Lý bắt đầu tiếp tục việc học đại học, đầu tiên học tại Trường Kinh tế London và sau đó tại Đại học Cambridge, từ 1946 - 1949. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kwa Geok Choo, một học giả và sau là luật sư người Singapore tại một buổi hôn lễ bí mật tại Stratford-upon-Avon, năm 1947 - Ảnh: Getty

 
Năm 1949, ông từ chối hành nghề luật ở Anh và trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật (hãng luật Laycock & Ong) và tham gia vào phong trào công đoàn. Tháng 2.1952, đứa con đầu lòng của ông Lý ra đời, là Lý Hiển Long, nay là Thủ tướng Singapore. Ông Lý Quang Diệu có 3 người con. Ảnh: Ông Lý đang chơi cờ tướng với các con tại nhà - Ảnh: Getty


Năm 1954, ông Lý trở thành người sáng lập và làm tổng bí thư Đảng Nhân dân Hành động (PAP), một liên minh xã hội với mục đích chấm dứt sự cai trị của Anh - Ảnh: Reuters

 
Ngày 30.5.1959, đảng PAP thắng cử với 43/51 ghế, nắm chính quyền. Ngày 3.6.1959, ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng khi mới 36 tuổi và cầm quyền đến 31 năm. Tháng 12.1959, ông sang Anh yêu cầu giao quyền tự chủ cho Singapore, và Anh giữ được quyền kiểm soát các vấn đề quốc phòng và ngoại giao. Ông cũng bắt tay vào một chương trình 5 năm đầy tham vọng với việc dẹp bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở có chất lượng với chi phí thấp, tiến hành công nghiệp hóa và chống tham nhũng - Ảnh: Getty

 
Đảng PAP cũng vận động Singapore tách hẳn khỏi Anh và gia nhập Liên bang Malaysia. Ngày 16.9.1963, ông Lý tuyên bố việc sáp nhập vào Malaysia, chấm dứt 144 năm đô hộ của Anh. Tuy nhiên sự căng thẳng sắc tộc bùng nổ giữa người gốc Trung Quốc chiếm đa số ở Singapore và người Malaya, gây ra bạo loạn và ít nhất 20 người chết. Ngày 9.8.1965, ông Lý tuyên bố tách khỏi Liên bang Malaysia để ngăn chặn sự đổ máu. Ngày 11.8.1965, Singapore trở thành một quốc gia độc lập - Ảnh: Getty


Trong thời gian cầm quyền, ông Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một hòn đảo với kinh tế nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu mạnh, mức sống cao hơn cả Anh, Mỹ và Na Uy. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore chỉ là 427 USD thì đến năm 2013 là hơn 55.000 USD/người. Ông Lý đã cho lập các khu công nghiệp, trường cao đẳng đào tạo người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư - đặc biệt là cho các công ty điện tử, biến Singapore là một trung tâm xuất khẩu, cảng biển lớn và dần dần là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình đã đến thăm Singapore năm 1978 để tìm hiểu thêm về mô hình phát triển của Singapore, từ đó áp dụng vào việc cải cách kinh tế Trung Quốc từ năm 1979. Nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger từng nói không có lãnh đạo thế giới nào đã dạy ông ta nhiều hơn Lý Quang Diệu - Ảnh: Getty

 
Thủ tướng Lý Quang Diệu tiếp đón Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, đến Singapore vào tháng 4.1985 - Ảnh: AFP


Năm 1990, ông Lý Quang Diệu thôi làm Thủ tướng, và kế nhiệm ông là Goh Chok Tong, và hiện nay con trai đầu của ông là Lý Hiển Long đang kế tục sự nghiệp của cha mình - Ảnh: Reuters

 
Trong một buổi đón tiếp tại Nhà Trắng năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả ông Lý Quang Diệu là một trong những "nhân vật huyền thoại của châu Á thế kỷ 20 và thế kỷ 21" - Ảnh: Getty

 
Năm 2008, ông Lý Quang Diệu trả lời phỏng vấn đài CNN rằng “Tôi muốn tạo cho Singapore từ ốc đảo ở thế giới thứ ba lên vị trí thế giới thứ nhất” - Ảnh: AFP

 
Chủ trương của chính phủ Singapore là chuyển giao sự giàu có cho người dân Singapore dưới hình thức trợ cấp nhà ở và các quyền lợi khác. Thay vì cho tiền trực tiếp người nghèo và thất nghiệp, chính phủ của ông Lý Quang Diệu cung cấp các căn hộ do nhà nước xây dựng với giá cả phải chăng và khuyến khích người dân mua. Ngày nay, 90% hộ gia đình Singapore có nhà riêng, là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới - Ảnh: Reuters


Và ông Lý Quang Diệu đã ra đi lúc 3 giờ 18 phút sáng 23.3.2015, sau một thời gian bệnh nặng, thọ 91 tuổi và không kịp nhìn thấy ngày Singapore tổ chức sinh nhật lần thứ 50, vào ngày 9.8.2015. Singapore tuyên bố quốc tang ông Lý Quang Diệu trong 7 ngày. Trong ảnh: Người dân mang hoa đến tưởng niệm ông Lý Quang Diệu gần bệnh viện Singapore General Hospital ngày 23.3.2015 - Ảnh: AFP

Tin Nóng

>> Singapore 50 tuổi: Điểm đến tết con Dê
>> Singapore kêu gọi người dân bớt quấy rối chủ cửa hàng lừa du khách Việt
>> Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư Singapore vào Phú Quốc
>> Singapore, Hồng Kông là nơi dễ làm ăn nhất thế giới
>> Singapore, đại gia vũ khí Đông Nam Á
>> Singapore, quen mà vẫn lạ
>> Singapore: Khách trượt ngã, chủ phải bồi thường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.