Đây cũng là một kết quả ngoại giao của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến đi Trung Đông mới rồi. Sự kiện này gây bất ngờ bởi trong thời gian qua ông Netanyahu vẫn cự tuyệt xin lỗi và Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tỏ rõ không thân thiện, thậm chí còn đối địch với Israel.
Nguyên do khiến cả hai đột nhiên thay đổi thái độ là lý trí đã lấn át tình cảm. Hai nước chưa dễ sớm nguôi ngoai, lại càng chưa thể quên ngay được những gì đã xảy ra. Nhưng lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài buộc họ phải hòa giải. Israel muốn thoát khỏi tình thế bị cô lập ngày càng tăng dưới tác động của làn sóng chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ muốn giành giật vai trò trung gian hòa giải chủ đạo trong tiến trình hòa bình Trung Đông trước nguy cơ Ai Cập hay Qatar gây dựng và đảm nhận vai trò ấy. Cả hai cũng đều phải phòng ngừa tác động và hệ lụy của tình hình ở Syria. Kết cục tới đây ở Syria dẫu như thế nào thì đều tác động bất lợi đối với cả Israel lẫn Thổ Nhĩ Kỳ hoặc nếu có lợi cho bên này thì sẽ bất lợi với bên kia. Nhu cầu dàn xếp ổn thỏa mọi trắc trở để tái bình thường hóa quan hệ vì thế trở nên cấp thiết và kết cục là cả hai đều phải chấp nhận để lý trí thắng tình cảm.
La Phù
>> Israel có thể đưa Iran trở về thời kỳ đồ đá?
>> Iran sắp "trình làng" tên lửa có tầm bắn 2.000 km
>> Iran gửi đặc công sang giúp Syria
>> Israel, Mỹ vẫn chưa “đồng giọng” về Iran
>> Iran sẽ đánh cả Mỹ nếu bị Israel tấn công?
>> Mỹ gia tăng áp lực lên Iran để ngăn Israel tấn công
Bình luận (0)