Ca dao Việt Nam có câu: "Thương em vì cá trích ve, vì rau muống luộc vì mè trộn măng". Món măng đã có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Ngày nay, chúng ta còn có các loại măng khô lưỡi lợn đưa về từ núi rừng Việt Bắc và Tây nguyên, các loại măng tre tươi từ các làng quê và cả "măng điền trúc xuất khẩu" thu hoạch từ các trang trại, nên các bà nội trợ lẫn các đầu bếp có vô vàn cách chọn lựa để chế biến. Tôi từng ăn các món lẩu gà nấu măng, lươn um măng tươi, thịt đông nấu măng lưỡi lợn, măng hầm giò heo,
|
Từ nhiều thế kỷ trước, tre đã được dùng làm thuốc. Trong y học hiện đại có loại thuốc Tabasheer chế từ tinh tre chữa các bệnh hen suyễn, ho và làm cả thuốc kích dục. Ở Trung Quốc, rễ tre của giống tre đen dùng trị bệnh về đau cật, rễ và lá tre chữa bệnh về đường sinh dục và ung thư. Nhựa tre có công dụng giảm sốt, tro đốt từ thân và lá cây tre chữa các vết sưng tấy. Một đại diện chính quyền cấp xã ở Indonesia trong tường thuật với tổ chức "Tre thế giới- WBO" nói rằng nước tiết ra từ cành tre - mà thiền sư Tuệ Tĩnh gọi là trúc lịch - chữa trị gãy xương rất tốt và họ cũng có một giống tre dùng để kích thích sự sinh sản của loài voi.
Ở Nhật Bản, theo ghi nhận của Bảo tàng Tre nước này, cây măng rất có giá trị bởi đây là món ăn quan trọng có tính thời vụ của các đầu bếp nổi tiếng. Măng cũng là món cung cấp nhiều chất carbohydrate, dầu thực vật, chất đạm và vitamin B, hỗ trợ cho việc tuần hoàn máu... Có rất nhiều cách chế biến các món ăn từ măng ở Nhật. Măng của giống tre Mosochiku là món thông dụng do nó lớn, đầy đặn, mềm và thơm hơn các loài măng khác. Có những món thông dụng như: măng hầm (Nimono), măng nấu đậu tương (Dengaku), măng nấu súp với ngọn sancho (Kimone-ae), măng nướng (Yakimono), măng tươi ăn sống (Shashimi), súp măng (Wanmono) và măng hầm gạo (Takenoko-gohan).
Măng tre là một món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên đối với một số người đang dùng thuốc chữa các bệnh về khớp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn măng tre.
|
Trương Điện Thắng
Bình luận (0)