|
Cụ thể, tại Công ty TNHH Afoo (TP.HCM), đoàn thanh tra phát hiện ông Lê Ngọc Anh Tuệ đứng tên làm giám đốc từ tháng 9.2012 - 5.2013 trong khi thực tế ông Yang Zhuo - đại diện của Công ty Lemon Game (Trung Quốc) - là người trực tiếp thành lập, điều hành, giữ con dấu, các giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty Afoo. Một công ty Trung Quốc khác là KoramGame cũng thỏa thuận để ông Nguyễn Nam Tiến đứng tên thành lập 3 DN, gồm Công ty CP 36 Asia, Công ty CP truyền thông và công nghệ 3G, và Công ty CP mạng xã hội di động VN (Vinamoney) để cung cấp 4 GO của Koramgame vào VN. Trong đó, ông Tiến trực tiếp làm Giám đốc Công ty CP truyền thông và công nghệ 3G và Vinamoney. Tỷ lệ ăn chia giữa Vinamoney và KoramGame là 22 - 78.
Còn công ty CP truyền thông và công nghệ 3G ký hợp đồng thanh toán điện tử với Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (VNPT - Epay) để thu tiền từ người chơi các GO thông qua các thẻ cào của Vinaphone, MobiFone, Viettel, FPT và một số thẻ khác với tổng số tiền hơn 2,9 tỉ đồng (từ tháng 5.2013 - 2.2014)... Hiện các game của KoramGame và Lemon Game đều đã bị buộc phải ngừng hoạt động tại VN.
Từ năm 2010, Bộ TT-TT ban hành Thông tư 60 về quản lý GO theo hướng siết chặt việc cấp phép phát hành game. Tuy nhiên trong khi nhiều DN lớn chấp hành nghiêm túc thì vẫn còn những DN làm ăn chụp giựt, tiếp tục vi phạm. Các DN game nước ngoài đã chủ động Việt hóa trò chơi, liên kết với một số cá nhân trong nước thành lập DN mới, cung cấp trực tiếp các trò chơi thu phí qua thẻ cào hoặc các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Theo dự báo, năm 2018 tại VN sẽ có 50 - 60 triệu người sử dụng internet, khoảng 40 triệu người sử dụng smart phone và trên 1 triệu smart ti vi tích hợp internet. Trong đó, hầu hết các ứng dụng sẽ là chơi game.
Đinh Đang
>> Chặn game lậu từ Trung Quốc
>> Game lậu tung hoành
>> Chơi game lậu tại Nhật có thể bị truy tố
Bình luận (0)