Nghiên cứu mới đăng trên chuyên san Anatomical Record đã cung cấp chứng cứ mạnh mẽ ủng hộ giả thuyết trước đây có tên là luật Leuckart, theo đó cho rằng những động vật di chuyển nhanh thường có cặp mắt to hơn bình thường.
Trước đó, giới khoa học cho rằng thời điểm hoạt động của một sinh vật, ban ngày hoặc ban đêm, là yếu tố chính tác động đến sự tiến hóa của kích thước mắt.
Tuy nhiên, khám phá mới cho thấy dù động vật sống về đêm có khuynh hướng mắt to hơn, nhưng thời gian sinh hoạt chỉ gây tác động một phần nhỏ đến kích thước của đôi mắt.
Điểm mấu chốt ở đây là những sinh vật chạy nhanh cần thị lực tốt để tránh va chạm với các chướng ngại vật trên đường di chuyển, theo giải thích của Phó giáo sư Chris Kirk thuộc Đại học Texas (Mỹ).
“Hầu hết động vật có vú đều dựa vào thị lực cho nhiệm vụ này. Chúng không thể ngửi kịp hoặc nghe thấy được chướng ngại vật trong một khoảng cách nhất định”, chuyên gia Kirk nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện mối quan hệ giữa đường kính nhãn cầu với tốc độ chạy tối đa rõ ràng hơn mối quan hệ giữa khối lượng cơ thể và tốc độ chạy.
Hạo Nhiên
>> Ấn Độ phục hồi báo gấm
>> Nhật ký từ miền hoang dã
>> Báo gấm về mái nhà xưa
>> Con người có thể chạy đến 64 km/giờ
>> 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng năm 2012
Bình luận (0)