Mất đi ý nghĩa của việc chấm chéo

20/06/2011 23:13 GMT+7

“Việc làm của 11 Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL như vậy là tự ý. Đây là kỳ thi quốc gia, đề thi thống nhất, phải tuân thủ đáp án chung của Bộ GD-ĐT. Nếu họp thấy có điểm gì đó của đáp án không phù hợp, phải kiến nghị lên Bộ GD-ĐT, được đồng ý mới áp dụng vào việc chấm điểm của địa phương mình. Thêm nữa, theo phân công, các địa phương trong khu vực ĐBSCL có chấm chéo lẫn nhau, làm điều này mất đi ý nghĩa của việc chấm chéo. Với tình hình đỗ gần hết như hiện nay thì nên xét TN THPT thôi chứ không thi nữa. Tuy nhiên, xét TN THPT thì phải quản lý chặt chẽ cả khâu dạy và học”.

Ông NGUYỄN VĂN NGAI - Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Đ.N (ghi)

Quy định xếp loại tốt nghiệp quá vô lý

Quy chế tốt nghiệp THPT quy định xếp loại khá với điều kiện không có môn nào dưới 6 điểm là quá vô lý, quá bất công và ấu trĩ.

Chẳng hạn học sinh xếp loại khá hoặc giỏi cuối năm học lớp 12 và có điểm thi TN trong khoảng từ 41 đến trên 51, thậm chí trên 51 nhưng vì có một môn thi 5 hoặc 5,5 điểm nên kết quả xếp loại tốt nghiệp là trung bình. Như thế thì các em này cũng bằng với một em có điểm thi 30 và xếp loại trung bình? Thậm chí có em 51,5 điểm (toán 10, lý 10; Anh văn 9,5; văn 8; sinh 8,5; địa 5,5), kết quả 3 năm học cấp 3 loại giỏi nhưng theo quy chế này thì xếp loại TN trung bình. Chẳng lẽ em này còn thua một em có số điểm thi tốt nghiệp 36, mỗi môn 6 điểm và được xếp loại tốt nghiệp khá?

Trong khi cách xếp loại học lực trong năm theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT cho loại khá là điểm bình quân tất cả các môn phải đạt từ 6,5 trở lên, có một môn văn hoặc toán từ 6,5 điểm trở lên, không có môn nào dưới 5 điểm.

phunglam57@yahoo.com

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.