- Trả lời: Chào em, với trường hợp của em, khi thay đổi địa phương thì dễ ngủ, điều này em nên để ý: Có thể là do khi em về nhà, chỗ ngủ yên tĩnh hơn, không gian phòng thoải mái hơn, giúp em dễ ngủ; hoặc có thể khi đó em không lo lắng về việc học, bài vở nữa thì cũng dễ ngủ, ngủ ngon.
Em cần xem lại, trong 2 tháng gần đây, chuyện sinh hoạt và học tập của em có gì thay đổi không. Có thể áp lực học tập, công việc căng thẳng... sẽ khiến em khó ngủ, ngủ không sâu.
Ngoài ra, mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng rất quan trọng của bệnh trầm cảm. Đây là một căn bệnh của thời đại. Theo những thống kê mới nhất, hầu như người nào trong cả cuộc đời mình cũng có từ một đến vài lần bị trầm cảm. Thời gian có thể kéo dài vài tháng đến vài năm và các triệu chứng đi kèm rất đa dạng: Có khi là mỏi cơ, đau đầu, ăn nhiều hoặc chán ăn, chán nản, lo âu, và nhất là rối loạn giấc ngủ. Căn bệnh này ít được chính chúng ta và ngay cả thầy thuốc chú ý đến. Nhiều khi người ta chỉ cho là suy nhược thần kinh hay chẩn đoán chung chung là rối loạn thần kinh chức năng và chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân thường không kiên nhẫn trong điều trị hay hoang mang không tin tưởng ở thầy thuốc, tạo nên một vòng xoáy bệnh lý rất khó gỡ.
Tóm lại, em cần rà soát lại những điều trên, hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái, khi đó, nếu tình trạng không ngủ được vẫn còn tiếp diễn thì nên đi khám. Không được tự ý dùng thuốc để dễ ngủ, điều này rất nguy hiểm khi bị lệ thuộc vào thuốc ngủ.
Thân!
PGS-TS Nguyễn Hoài Nam
Bình luận (0)