Mặt trái từ cuộc chiến smartphone giá rẻ

17/08/2015 09:15 GMT+7

(TNO) Từ góc độ người dùng, hệ điều hành Android của Google đã làm được một điều cực kỳ tốt, đó là hệ điều hành duy nhất trên thị trường giúp các thiết bị bắt kịp với iPhone của Apple. Nhưng chúng ta có thấy được hậu quả mà chúng đang gây ra?

(TNO) Từ góc độ người dùng, hệ điều hành Android của Google đã làm được một điều cực kỳ tốt, đó là hệ điều hành duy nhất trên thị trường giúp các thiết bị bắt kịp với iPhone của Apple. Nhưng chúng ta có thấy được hậu quả mà chúng đang gây ra?

Cuộc chiếc khốc liệt trên thị trường smartphone giá rẻ có mặt tối của nó - Ảnh chụp màn hình PCWorld
Hệ điều hành Android đã kích thích trận đánh lớn giữa các nhà sản xuất thiết bị, bắt đầu với thông số kỹ thuật, và bây giờ là cuộc chiến về giá cả. Nó đã thúc đẩy sự phát triển của smartphone với tốc độ chóng mặt mà mọi người nói rằng mình đã hưởng lợi rất nhiều. Nhưng phân tích từ trang The Verge dưới đây có thể mang đến cái nhìn sâu hơn về nhược điểm của nó.

HTC, một hãng sản xuất smartphone Android hàng đầu, vừa công bố sẽ cắt giảm 15% lực lượng lao động do doanh số bán hàng suy giảm, nghĩa là 2.300 người sẽ phải tìm kiếm việc làm mới. Lenovo, một trong những công ty mới nổi trong thời gian gần đây vẫn đang cố gắng phát triển thị trường điện thoại di động, cũng đã cắt giảm 3.200 nhân viên do áp lực cạnh tranh. Cả hai công ty cho rằng Trung Quốc là một thị trường quan trọng, nhưng không thể tìm kiếm được thành công để đối đầu với các công ty giá rẻ khác, mà theo lời CEO Yang Yuanqing của Lenovo thì “đây là một cuộc chơi phi lý”.

Điều này càng tỏ ra rõ ràng khi Xiaomi mới đây công bố chiếc điện thoại Redmi Note 2. Đây là sản phẩm có kích thước màn hình và độ phân giải như iPhone 6 Plus và sử dụng chip xử lý tương tự như HTC One M9+ (Helio X10). Redmi Note 2 cũng trang bị khe cắm thẻ microSD, cảm biến hồng ngoại và khả năng tự động lấy nét cho camera (một tính năng hàng đầu được giới thiệu đầu tiên trong Galaxy S5 và hiện có mặt trong iPhone 6). Hãy nhớ - tất cả điều này chỉ có giá khoảng 2,78 triệu đồng.
Có cấu hình khá mạnh, nhưng Xiaomi chỉ bán Redmi Note 2 với giá 2,78 triệu đồng- Ảnh: Xiaomi
Dù có lợi nhuận thì chiếc điện thoại này chỉ mang lại cho Xiaomi một con số rất ít ỏi, nhưng nó sẽ gây ra một tổn thất lớn cho các đối thủ cạnh tranh của họ, những công ty phải đối mặt với chi phí phụ trong việc duy trì hoạt động nghiên cứu và mạng lưới phân phối toàn cầu. Mặc dù Lenovo cũng là một công ty Trung Quốc và khá hiệu quả trong hoạt động sản xuất lẫn bán hàng tại quốc gia này, nhưng hãng thực sự không thể cạnh tranh với cách “chơi trội” của Xiaomi. Ngay cả khi Lenovo có tiến xa hơn trên thị trường thì một dòng chảy hữu hình luôn có khả năng cuốn trôi công ty, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn.

Tình hình hiện nay không mang lại thuận lợi cho các nhà sản xuất điện thoại Android, nó làm người dùng tiếp cận với điện thoại Android dễ hơn, nhưng sự thật có lẽ không phải như vậy.

Bạn nói rằng mình đang mua một chiếc điện thoại Android giá hời đến từ Trung Quốc với các thông số kỹ thuật cao từ một thương hiệu “ngẫu nhiên”. Nó trang bị pin có thể tháo rời, nhưng khi bạn cần đến thì liệu nó có hay không? Nó chạy trên phiên bản Android mới nhất hiện nay, nhưng ai sẽ đảm bảo nó sẽ làm điều này vào ngày mai? Và ai sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề quá nóng hoặc những sai sót trong chất lượng màn hình hiển thị?

Một người quan tâm thực sự đến việc mua chiếc điện thoại sẽ cần đảm bảo những tiềm ẩn mà họ có thể gặp, vì vậy một điện thoại có thương hiệu luôn là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù HTC hay Sony đang phải vật lộn để duy trì bộ phận di động của họ, nhưng họ sẽ không “bốc hơi” sau một đêm. Và ngay khi có một phần mềm Android mới, các công ty này tìm cách tốt nhất để phân phối chúng đến mọi người.
OnePlus chọn xu hướng “nhận tiền trước - giao hàng sau” - Ảnh: AFP
Xu hướng hiện nay đó là các công ty theo đuổi chính sách “đặt trước” từ người dùng và giảm giá bán. OnePlus là một trong những cái tên lãnh đạo lĩnh vực này, nhưng sau đó một số công ty như Yota cũng tham gia. Thế nhưng, khi có rất nhiều đơn đặt hàng YotaPhone 2 được đặt qua Indiegogo thì Yota lại hủy ra mắt sản phẩm tại Mỹ. Chi nhánh Motorola của Lenovo tại Mỹ đang thực hiện cách tiếp cận tương tự trong năm nay với Moto X và Moto G có giá thấp ấn tượng. Nhưng bất kỳ liên doanh như vậy liệu có đảm bảo tính bền vững?

Giá smartphone đang giảm dần trong khi khả năng làm việc của nó từng bước được cải thiện. Đó là một xu hướng đẹp mà chúng ta vui mừng, nhưng để nó phát triển thì các nhà sản xuất cũng phải là một doanh nghiệp bền vững. Ngay từ bây giờ Apple và Samsung đang có lợi nhuận, còn Android đang ngày càng trở nên quan trọng cho lợi nhuận của Google. Thế nhưng những công ty khác đang phải đối diện với những thảm họa trong kinh doanh hàng quý. Nó sẽ không mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn, hoặc điều kiện làm việc tốt hơn cho những người lắp ráp điện thoại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.