Trước đó, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (31 tuổi, quốc tịch Việt Nam) và ông A.S.Alex (41 tuổi, quốc tịch Pháp) đã từng yêu nhau và có một con chung là bé gái A.S.T.K.
Khi chị Huyền mang thai đứa con chung thì xảy ra mâu thuẫn. Ông A.S.Alex tự ý làm hộ chiếu rồi mang đứa bé rời Việt Nam sang Pháp khi bé vừa tròn 3 tháng tuổi mà chị Huyền không hề hay biết.
Vì muốn gặp được con và chăm sóc con của mình, chị Huyền một mình sang tận nước Pháp kiện ông A.S.Alex ra tòa để giành lại quyền nuôi con.
Ngày 23.6.2016, Tòa sơ thẩm Thẩm quyền rộng Albi đưa ra xét xử vụ án dân sự về tranh chấp quyền nuôi con và chị Huyền được tuyên thắng kiện. Theo đó, tòa “Buộc ông A.S.Alex giao lại con cho người mẹ và cho phép bà Nguyễn (tức chị Nguyễn Thị Thanh Huyền) trở về nước cùng với con gái A.S.T.K.. Ông A.S.Alex phải giao lại hộ chiếu của con cho bà Nguyễn giữ”.
tin liên quan
Mẹ Việt có con với Tây: Một mình sang Pháp kiện đòi quyền nuôi conMột vụ kiện do người phụ nữ Việt Nam đích thân sang Pháp nộp đơn được mở xử tại tòa án Pháp, nhưng người cha không thi hành.
Tuy nhiên, ông A.S.Alex đã không chấp hành bản án, lại mang đứa bé về Việt Nam. Lúc này chị Huyền lại tiếp tục gửi đơn khiếu kiện ở nhiều nơi để cầu mong tòa án ở Việt Nam công nhận bản án của tòa án Pháp đã tuyên.
Chị Huyền chia sẻ, sau 10 tháng chờ đợi, từ ngày bản án Pháp tuyên có hiệu lực, chị vẫn chưa một lần gặp được con của mình. Mỗi lần chị đến thăm con đều bị ông A.S.Alex lảng tránh hoặc cho người xua đuổi. Cho đến hiện giờ con của chị Huyền cũng đã được gần 3 tuổi nhưng chị chỉ được vài lần gặp con.
Đến sáng 14.4, tòa án Nhân dân TP.HCM mở phiên họp giải quyết việc “Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án hôn nhân gia đình của tòa án nước ngoài”, nhưng ông A.S.Alex vẫn không có mặt và cũng không cử bất kỳ đại diện pháp lý nào tham dự. Vì vậy, buổi họp không thể thực hiện và phải hoãn lại.
Cần công nhận bản án từ nước Pháp
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (thuộc hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho rằng, theo pháp luật Việt Nam đứa bé đưới 36 tháng tuổi phải được mẹ chăm sóc và nuôi nấng. Và trường hợp của chị Huyền là một điển hình. Hiện tại đứa bé đã gần 3 tuổi nhưng không được ở cạnh mẹ để được chăm sóc và giáo dục tốt hơn.
|
Theo Luật sư Nữ, đứng về mặt pháp lý, khi tòa án TP.HCM đã triệu tập cả hai phía để giải quyết vấn đề thì đây là một tín hiệu tốt. Có thể nói tòa án TP.HCM đã phần nào công nhận bản án của tòa án Pháp. Vì hiện giờ hai nước đã có trương trợ tư pháp cho nhau.
Tuy nhiên, diễn biến của vụ việc cho thấy ông A.S.Alex đã biết và nhận được bản án của tòa án Pháp nên mới có văn bản của tòa án TP.HCM về việc ông A.S.Alex đã không đồng ý bản án của tòa án Pháp. Để đảm bảo về tố tụng giải quyết việc công nhận tại Việt Nam thì tòa án phải tiến hành tống đạt giấy triệu tập hoặc niêm yết đối với ông A.S.Alex. Nếu ông A.S.Alex vẫn không có mặt thì tòa sẽ tổ chức họp giải quyết thêm một lần nữa.
Luật sư Nữ cho rằng: “Việc giải quyết tranh chấp của tòa án TP.HCM trong vụ này chỉ cần thi hành theo hình thức công nhận bản án của tòa án Pháp. Còn về nội dung bản án thì tòa án Pháp đã phân xử rồi và không cần nhắc lại. Hiện tại, Hội bảo vệ quyền trẻ em cũng đã làm công văn và tòa án Q.2 đã ra quyết định ngăn chặn quyền xuất cảnh của bé K. nên ông A.S.Alex không thể mang con đi qua một nước thứ ba”.
tin liên quan
Thư bà mẹ Việt từ Nhật: Bàng hoàng khi nghi phạm giết bé Nhật Linh bị bắtVụ việc bé Nhật Linh bị giết hại hồi cuối tháng 3 đã gây chấn động dư
luận người Nhật và cộng đồng người Việt Nam ở Nhật trong nửa tháng qua. Một lá thư của một bà mẹ Việt đang sống ở Nhật gửi cho Thanh Niên sau khi nghi phạm bị bắt giữ.
Là một luật sư bảo vệ quyền trẻ em, Luật sư Nữ cũng mong muốn ông A.S.Alex có mặt tại cuộc gặp để đưa ra phương án giải quyết vấn đề tranh chấp. “Nhưng ông A.S.Alex vẫn không chấp hành. Ông ấy cũng đã cố tình gây khó khăn cho nhiều phía, nhất là gây khó khăn cho chính đứa con của mình. Điều này sẽ vô tình khiến cho quyền lợi trong tranh chấp của ông bị hạn chế phần nào”, luật sư Nữ nói.
Đứng về góc độ bảo vệ trẻ em, Luật sư Nữ cũng mong muốn tòa án TP.HCM đồng thuận yêu cầu của Hội bảo vệ quyền trẻ em về luật trẻ em để bảo vệ cho đứa bé cũng như người mẹ đã theo đuổi vụ kiện trong thời gian quá lâu.
Bình luận (0)