‘Mẹo’ tiết kiệm chi phí cho tân sinh viên

22/08/2013 06:00 GMT+7

Con trai được 26 điểm, 'chắc chân' vào đại học Xây dựng Hà Nội, ông Hưng ở Hải Phòng, thở hắt: “Trượt lo kiểu trượt, đỗ lo kiểu đỗ”. Lo kinh phí cho con nhập học và theo học 4-5 năm luôn là bài toán không đơn giản đối với những gia đình khó khăn.

 ‘Mẹo’ tiết kiệm chi phí cho tân sinh viên

Từ ngày đưa Khải lên Hà Nội thi đại học, tâm trạng ông Hưng đã rối bời. “Nếu nó trượt, xem như cuộc đời lại bám đất bám ruộng như bố mẹ, chẳng biết bao giờ mới khá lên được. Nhưng đỗ thì tiền đâu ra mà học”, ông tâm sự.

Mới đây, biết điểm thi đại học của Khải, họ hàng, hàng xóm ai cũng chúc mừng vợ chồng ông có con trai học giỏi, sắp đến ngày “mở mày mở mặt”, nhưng ông lại suốt ruột, lo lắng. Tiền học, tiền trọ, tiền đi lại, tiền ăn…, mới liệt kê ngần ấy khoản chi phí cứng hàng tháng cần lo cho con, ông đã toát mồ hôi.

Chia sẻ điều này và hỏi kinh nghiệm chi tiêu của cô cháu gái đang học trên Hà Nội, ông Hưng được tư vấn: “Chú cứ cố cho em ý nhập học để tương lai rộng mở hơn. Làm ở quê, cho con ăn học trên thành phố đúng là tốn kém thật nhưng hiện nay có rất nhiều cách tiết kiệm chi phí cho sinh viên”. Theo lời khuyên của cô, ông có thể trình bày hoàn cảnh khó khăn với nhà trường, xin cho con vào ở ký túc xá để tiết kiệm chi phí thuê trọ và đi lại. Nếu học giỏi, Khải còn có được học bổng, khi đó, tiền học phí cũng không còn là vấn đề gánh nặng nữa. Nghe vậy, ông Hưng khấp khởi mừng.

Thực tế, lo kinh tế cho con học đại học luôn là bài toán khó đối với những gia đình nghèo. Theo đó, các khoản chi tiêu của nhiều bạn sinh viên cũng luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau. Được gia đình cho 1,5 triệu đồng mỗi tháng, trừ tiền thuê trọ và ăn uống, Phú, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội chỉ còn 500.000 đồng cho chi tiêu cá nhân, gồm cả đi lại và cước di động. Nhưng nhờ biết cách tiết kiệm và tận dụng nhiều khuyến mãi nên cậu sinh viên năm thứ 2 này vẫn “đủ xài”.

Phú kể, hồi mới nhập trường, nhớ nhà, ngày nào cậu cũng gọi điện về quê, cuối tháng tá hỏa khi thấy cước di động gần 300.000 đồng. Sau, học kinh nghiệm từ bạn bè, Phú đăng ký sim sinh viên của VinaPhone. Nhờ vậy, hằng tháng, cậu được tặng 30.000 đồng để gọi điện, nhắn tin đến thuê bao di động VinaPhone, cố định VNPT và MobiFone. Ngoài ra, sinh viên như cậu còn được tặng 20.000 đồng mỗi tháng để sử dụng GPRS và 25 tin nhắn MMS nội mạng. Nếu có nhu cầu nhắn tin nhiều, Phú chỉ cần đăng ký gói S30 - 2.000 đồng được 30 tin nhắn nội mạng sử dụng trong ngày. Cách thức đăng ký rất đơn giản, nhắn tin S30 gửi 900. Tối đa một ngày Phú chỉ được đăng ký 2 lần với 60 tin nhắn nội mạng miễn phí. Giá cước gọi đến 5 thuê bao thân thiết cũng được ưu đãi rất rẻ.

Chưa hết, tham gia tính năng cộng đồng của VinaPhone, Phú còn có thể liên lạc với bạn bè trong một tỉnh, thành phố với mức cước chỉ 590 đồng một phút - giảm 50% so với bình thường. Ngay cả việc dùng Internet tra cứu thông tin phục vụ cho việc học, Phú cũng chỉ tốn 35.000 đồng mà được xài “tẹt ga” với gói Mobile Internet không giới hạn MAXS. “Nhờ vậy, hằng tháng em có gọi về buôn với nhà chút cũng không lo. Được ưu đãi cả thoại, nhắn tin và Internet nên khoản phát sinh cũng không đáng kể nữa. Đơn cử như chuyện tiền di động đó thôi, nếu biết tiết kiệm và tận dụng khuyến mãi thì nghèo vẫn sống tốt”, Phú chia sẻ.

Theo một chuyên gia tại Trung tâm tư vấn tâm lý ở Hà Nội, bài toán kinh tế khi cho con học đại học luôn là gánh nặng với những gia đình khó khăn. Bởi đó không chỉ là số tiền trước mắt mà còn là những khoản chi phí “đường dài” trong suốt 4-5 năm học. Chính nỗi lo đó đã đẩy không ít gia đình vào cảnh cho con ở nhà dù có giấy báo nhập trường. Song theo bà, đó là một quyết định lùi.

Chuyên gia này cho rằng, khi “dấn” lên để được đi học, các bạn trẻ mới có cơ hội cải thiện kinh tế cho gia đình. Thực tế, chính hoàn cảnh khó khăn đã là “đòn bẩy” giúp không ít sinh viên học tốt hơn. Còn để giải quyết bài toán kinh tế trước mắt thì cần sự hợp sức từ cả phía cha mẹ và học sinh. “Nếu để cha mẹ vươn mình ra lo, kiếm tiền gửi lên thì không thể đủ, bản thân các bạn trẻ sống trong cuộc sống sinh viên mới là người hiểu và biết cách chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất. Các doanh nghiệp hiện nay đều có rất nhiều ưu đãi cho sinh viên, phần vì giúp đỡ giới trẻ, phần vì kích cầu bởi đối tượng tiêu dùng này rất lớn. Theo đó, dù chi tiêu ở thành phố đắt đỏ nhưng nếu biết tận dụng các chương trình khuyến mãi, có công việc làm thêm phù hợp, chi tiêu tiết kiệm thì các bạn sinh viên hoàn toàn có thể sống khỏe”, bà nói.

Thúy Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.