Trao đổi với Thanh Niên sáng 1.5, đại diện Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, sự việc được phát hiện vào ngày 29.4. Hình vẽ trên thân tàu bằng sơn dài hơn 3m, nhiều màu sắc, tương tự loại hình graffiti (vẽ tranh đường phố). Phía nhà thầu đã báo cáo sự việc MAUR và Công an TP.Thủ Đức trước khi tiến hành tẩy rửa.
Vẽ bậy lên tàu metro: xử lý được tội “huỷ hoại tài sản” không?
Theo đại diện MAUR, sau khi đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 bị phát hiện vẽ bậy hồi tháng 6.2022, MAUR đã họp kiểm điểm phía nhà thầu, yêu cầu tăng cường biện pháp an ninh, bảo vệ khu vực depot. Nhà thầu dự án cũng đã triển khai siết chặt công tác an ninh, gắn thêm nhiều camera, bảo vệ túc trực mỗi ngày. Tuy nhiên, phần khu vực tàu bị vẽ bậy hiện nay nằm ngay sát khu dân cư nên có phần khó kiểm soát hơn. Cộng thêm đúng kỳ nghỉ lễ nên có thể một số đối tượng thiếu ý thức đã lợi dụng lẻn vào vẽ bậy lên tàu.
"Do các đoàn tàu chưa bàn giao nên phần trách nhiệm hiện vẫn thuộc về phía nhà thầu. Trong quá trình chạy thử nghiệm tiếp theo, nếu MAUR phát hiện tàu bị hư hại hoặc không chuẩn về màu sơn, kết cấu thì nhà thầu sẽ phải đền cho thành phố. Tuyến metro số 1 hiện nhập về 17 đoàn tàu, giai đoạn đầu khai thác 14 đoàn, còn 3 đoàn dự phòng nên trường hợp xấu nhất là nhà thầu phải nhập đoàn tàu khác từ Nhật Bản về cũng sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ khai thác của tuyến" - đại diện MAUR thông tin thêm.
Xem nhanh 20h ngày 1.5: Tàu metro lại bị vẽ bậy | Phố núi Sa Pa cũng ngập như sông
Chuyện đoàn tàu metro số 1 bị vẽ bậy đến lần thứ 2 thật như đùa bởi khu depot rộng 20 ha có 2 tầng bảo vệ nghiêm ngặt, mỗi ngày có hàng trăm công nhân của nhiều công ty cùng làm việc và tất cả các nhà thầu là của Nhật, họ rất cẩn trọng trong khâu an ninh, bảo vệ. Phía MAUR cùng nhà thầu đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra sự việc.
Bình luận (0)