Theo CNN, thượng nghị sĩ Mexico Armando Rios Piter, người đứng đầu một ủy ban đối ngoại của Quốc hội, cho hay ông sẽ đưa ra một dự luật trong tuần này. Theo đó Mexico sẽ mua ngô từ Brazil và Argentina thay vì Mỹ. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mexico có thể áp dụng để đáp trả những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Piter tuyên bố thông tin trên tại một cuộc biểu tình chống Tổng thống Trump ở Mexico City hôm 12.2. Thượng nghị sĩ nói thêm: “Đây là cách tốt để nói với họ rằng mối quan hệ thù địch này sẽ để lại hậu quả, hi vọng rằng nó sẽ thay đổi”.
Ngô Mỹ xuất hiện rất nhiều trong thức ăn Mexico. Tại thủ đô quốc gia Nam Mỹ, từ nhà hàng đến các xe bán thức ăn trên đường, món ăn làm từ ngô như tacos có thể được tìm thấy ở mọi nơi. Mỹ cũng là nước sản xuất và xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Các lô hàng ngô Mỹ cập cảng Mexico tăng vọt từ sau khi hai nước tham gia Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cùng với Canada.
Nông dân Mỹ xuất khẩu 2,4 tỉ USD ngô sang Mexico vào năm 2015. Năm 1995, một năm sau khi NAFTA trở thành luật, xuất khẩu ngô từ Mỹ đến Mexico chưa đầy 391 triệu USD. Giới chuyên gia nhận định dự luật mới của Mexico sẽ khiến nông dân Mỹ chịu thiệt nhiều.
tin liên quan
Tổng thống Donald Trump muốn đẩy nhanh đàm phán NAFTATổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho hay ông muốn đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), gọi đây là thỏa thuận 'thảm họa'.
“Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy một cuộc chiến tranh thương mại, nơi Mexico bắt đầu mua hàng từ Brazil… chúng ta sẽ nhìn thấy nó ảnh hưởng đến thị trường ngô và lây lan sang phần còn lại của nền kinh tế”, nhà phân tích cấp cao Darin Newsom của DTN, hãng quản lý nông nghiệp nói.
Ngoài ra, dự luật kể trên còn là dấu hiệu cho thấy Mexico sẵn sàng đối phó với những lời đe dọa của ông Trump. Tổng thống Mỹ muốn Mexico trả tiền xây bức tường biên giới, dọa áp thuế quan với hàng nhập khẩu nước này từ 20% đến 35%. Ngoài ra, ông còn muốn tái đàm phán NAFTA, đổ lỗi chuyện việc làm ngành sản xuất Mỹ mất đi là vì Mexico. Một báo cáo nghiên cứu phi đảng phái gần đây chỉ ra rằng quan điểm trên không đúng.
Cách đây hai tuần, cả Mỹ và Mexico cùng phát tín hiệu cho biết các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào tháng 5 sau khoảng thời gian tham khảo ý kiến kéo dài 90 ngày. Song ông Trump cho hay nếu các cuộc đàm phán không dẫn đến thỏa thuận như ý, ông sẽ rút Mỹ khỏi NAFTA.
Lối đàm phán khó khăn trên không được giới lãnh đạo Mexico như thượng nghị sĩ Rios Piter đón nhận. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cũng cho hay nước này sẽ phản ứng “tức thời” với bất kỳ loại thuế quan mới nào mà ông Trump áp đặt.
tin liên quan
Liệu Mỹ và Canada sẽ bỏ rơi kinh tế Mexico?Mỹ và Canada vừa đưa ra tín hiệu rằng họ có thể chốt thỏa thuận thương mại mới mà không có Mexico. Quốc gia Nam Mỹ cũng cho hay họ không quan tâm đến bất kỳ thỏa thuận nào đẩy mình vào thế bất lợi.
Bình luận (0)