Người miền Trung, đặc biệt là người Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm một số lượng lớn trong dân số Đà Lạt. Thế nên văn hóa ẩm thực Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ miền Trung.
Dĩ nhiên khi đã thuộc về Đà Lạt thì những đầu bếp mang văn hóa quê mình vào đất mới tìm kế sinh nhai sẽ biến tấu món ăn để phù hợp với khẩu vị của thực khách địa phương. Nên, những món ăn từ vùng miền khác về, gắn thêm cái “mác” Đà Lạt phía sau, đều được gọi là “lai”.
Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm – không mực như ở Quảng Nam.
|
Khi ấp Ánh Sáng chưa giải tỏa tái định cư, đấy là khu ẩm thực đặc biệt nhất mà Đà Lạt có được. Những món ăn miền Trung, trải dái từ Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến Huế, nằm rải rác suốt con hẻm chật chội gập ghềnh. Sâu xuống tận cuối con hẻm hun hút trong ấp, tìm chỗ trống trong gian hàng chật và luôn đông, đợi đến lượt mình, nghe mùi nước mì Quảng đã “lai” mà thèm chảy nước miếng.
Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, chứ không tôm - không mực như ở Quảng Nam.
Thêm cái khác nữa, là mì Quảng vốn không ăn cùng hành lá, chanh như những món ăn có nước lèo khác thường thấy, ở Đà Lạt, lại thi thoảng vài nơi có chuyện này. Có vẻ như, cái kiểu nhẹ nhàng, phơn phớt của người Đà Lạt cũng ám vô hẳn cả chuyện thưởng thức món ăn. Nêm thêm chút chanh cho dịu lại, thêm chút hành cho thơm, mãi rồi thành quen, thành ra món nào cũng phải có.
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt thành đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là xà lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)… khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ. Có lẽ, điều tiếc nhất ở món mì Quảng “lai” này là thiếu đi quả ớt sừng xanh Quảng Nam, chỉ có thể là ớt xanh, ớt đỏ Đà Lạt, nên thiếu đi một chút mùi vị đặc trưng của món mì nức tiếng.
Giờ không còn ấp Ánh Sáng nữa, những quán mì Quảng Đà Lạt nổi tiếng nằm rải khắp nơi. Cái lạ là, quán nào cũng xoàng xoàng, không rộng lớn và cũng chẳng nằm ở trung tâm. Những cái tên chỉ đơn giản như Giang (Quang Trung), Bà Thuyền (Nguyễn Du), hoặc chỉ tấm biển nhỏ đề chữ "Mì Quảng" ở ngã ba Cẩm Đô, ở Hai Bà Trưng, ở Xô Viết Nghệ Tĩnh… cũng thành tiếng, cũng thành quen.
Bạn người Đà Nẵng, về Đà Lạt chơi, dẫn đi ăn thử món mì Quảng khác lạ (tốn đến hai đĩa rau của quán). Bạn thưởng từng gắp một, hít hà, xuýt xoa, hỏi, sao mì Quảng đến Hội An (có thể) thành cao lầu, mà về Đà Lạt không thành tên gì riêng, tiếc quá! Thế, mì Quảng “lai” Đà Lạt để lại dư vị rất riêng, mà chắc chắn chỉ khi đến tận nơi, thưởng tận miệng mới biết được!
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt thành đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là xà-lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)… khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ.
|
|
|
Có lẽ, điều tiếc nhất ở món mì Quảng “lai” này là thiếu đi quả ớt sừng xanh Quảng Nam, chỉ có thể là ớt xanh, ớt đỏ Đà Lạt, nên thiếu đi một chút mùi vị đặc trưng của món mì nức tiếng.
|
Trương Thanh Thùy
(thực hiện)
Bình luận (0)