Hãng tin Bloomberg ngày 7.5 dẫn lời ông William Chappell, Giám đốc công nghệ phụ trách bộ phận chiến lược và công nghệ của Microsoft, cho biết, mô hình AI này được dựa trên GPT-4, có thể trả lời câu hỏi và viết ra các đoạn mã. Công cụ này cũng có thể đọc và phân tích dữ liệu, nhưng không thể học những thông tin này, nhằm ngăn chặn phát tán dữ liệu nhạy cảm.
Ông Chappell cho biết đội ngũ của Microsoft đã dành 18 tháng để phát triển phần mềm này, sử dụng những hệ thống bảo mật an toàn, không kết nối mạng, và chỉ chính phủ Mỹ mới có quyền truy cập. Hiện phần mềm này chưa được các cơ quan tình báo kiểm tra và công nhận.
Trong một ấn phẩm do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) xuất bản vào tháng 12.2023, cựu giám đốc chiến lược CIA Dennis J. Gleeson cho biết: "Chatbot (AI có khả năng trò chuyện và trả lời bằng văn bản) ngày nay không thông minh, nhưng có tính đổi mới, thú vị và đầy tiềm năng, xét trên bối cảnh khối lượng và độ đa dạng của thông tin mà (cộng đồng tình báo) thu thập, xử lý, phân loại và sử dụng để hỗ trợ sứ mệnh toàn cầu".
Ông nói thêm AI là "thay đổi chiến lược trong cách chúng ta suy nghĩ về tương tác với khối lượng dữ liệu khổng lồ".
Lơ là bảo mật bất ngờ của quân đội Đức
Bà Sheetal Patel, trợ lý giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Xuyên quốc gia và Công nghệ của CIA, phát biểu tại hội nghị an ninh hồi tháng 4, nói rằng các quốc gia đang chạy đua để "đưa AI vào dữ liệu tình báo", nhấn mạnh bà muốn Mỹ chiến thắng cuộc đua này.
Theo trang Business Insider, các cơ quan tình báo từ lâu đã muốn sử dụng AI để xử lý dữ liệu hiệu quả hơn. Tổng cục Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) đã đưa ra Sáng kiến AIM vào năm 2019 để giúp các cơ quan tình báo xử lý lượng lớn dữ liệu và “thay đổi cơ bản cách thức tạo ra thông tin tình báo”. CIA cũng đang tuyển "Chuyên gia trí tuệ nhân tạo" nhằm hiện thực hóa tham vọng về AI.
Bình luận (0)