Cụ thể, trong năm 2018, TAND hai cấp tại tỉnh Bến Tre đã giải quyết ly hôn 5.329/9.485 vụ chiếm trên 56% tổng số vụ án, việc dân sự đã thụ lý. Đây là con số “nhảy vọt” so với các năm liền trước đó, như năm 2014 chỉ có hơn 3.900 vụ ly hôn, năm 2015 hơn 4.300 vụ, 2016 hơn 4.500 vụ, 2017 là 4.700 vụ.
Cương quyết ly hôn vì những lý do 'lãng xẹt'
tin liên quan
Người đẹp Hoa hậu Việt Nam từng xuất gia lên tiếng về 'nghi án' giật chồng
Các thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre y án sơ thẩm với yêu cầu không đồng ý ly hôn của Trần Anh Phi (8) (28 tuổi, ngụ H. Mỏ Cày Bắc). Anh cho rằng vợ anh là chị Phạm Ngọc Tâm (20 tuổi) đòi ly hôn do bản thân anh chơi game mà bỏ bê vợ con là chưa chính xác.
Bởi nếu được vợ bỏ qua, anh Phi hứa sẽ bỏ chơi game. Nhưng, chị Tâm trình bày đã nhiều lần khuyên chồng nhưng sau đó đều tái phạm và chị đã mất niềm tin.
Cũng mới đây, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên y án sơ thẩm đối với kháng cáo không đồng ý ly hôn của bà Nguyễn Lệ Huyền. Chồng bà, ông Phan Thanh Mẫn (cùng ngụ TP. Bến Tre) đòi ly hôn sau 25 năm chung sống vì cho rằng vợ ghen tuông vô cớ, không còn quan tâm chăm sóc ông như trước, thậm chí đến cơ quan gây sự, tố cáo làm mất uy tín ông với đồng nghiệp.
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
|
Cũng vào nửa cuối năm 2018, cho rằng vợ mình là chị Lê Thị Én không chịu sinh con thứ 2 nên anh Nguyễn Hùng Cường (ngụ H. Mỏ Cày Bắc) gửi đơn ly hôn.
Trong khi đó, chị Én không đồng ý vì cho rằng mình vẫn thương anh Cường. Việc vợ chồng sống mỗi người một nơi là do có sự thỏa thuận vợ chồng để kiếm tiền nuôi con. Nhưng vợ chồng vẫn gặp nhau hàng tuần. Việc chị chưa có con là do trước đây chị bị thai ngoài tử cung nên sinh con khó.
tin liên quan
2018, bạn làm được gì?: Mẹ 3 con bế thêm nhóc 6 tháng lăn lóc Sài Gòn
Thẩm phán chạnh lòng
H.Giồng Trôm là một trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện có tỷ lệ án ly hôn cao nhất tỉnh Bến Tre trong năm 2018.
Ngày 20.12, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, thẩm phán Phạm Minh Tâm (công tác tại TAND H.Giồng Trôm) cho biết qua thống kê có trên 65% người ly hôn dưới 30 tuổi.
Theo thẩm phán Tâm, đa phần những cặp vợ chồng ly hôn do đi làm ăn xa, thay đổi môi trường sống, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn gây mặc cảm nên dễ phát sinh các mâu thuẫn rồi ngán ngẩm đời sống hôn nhân nên họ quyết định giải thoát.
“Mặc dù các mâu thuẫn đa phần không lớn nhưng do nhận thức của các cặp vợ chồng là trầm trọng nên Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn và trong đó hội đồng xét xử luôn quan tâm đặc biệt đến quyền của con cái họ. Nhưng, đa phần các cháu dưới 7 tuổi nên tòa án sau khi giải quyết sẽ tiếp tục theo dõi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với cháu. Nhiều trường hợp tòa đã chủ động quyết định thay đổi người nuôi dưỡng khi nhận thấy điều kiện sống, phát triển của cháu bé chưa được đảm bảo”, thẩm phán Tâm cho hay.
Về nguyên nhân, theo thẩm phán Dũng, lý do phổ biến nhất hiện nay là việc ngoại tình và sự không hòa hợp với tính cách, nhu cầu…của nhau. Nguyên nhân khác nữa là vai trò của cha, mẹ, ông, bà hai bên gia đình cũng giảm dần đối với những cặp vợ chồng nên những lời khuyên răng, hàn gắn không có hiệu quả cao như ngày xưa.
“Ở góc độ người tiến hành tố tụng giải quyết nhiều vụ ly hôn, rõ ràng hậu quả thương tâm cũng khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng, biết sao được!”, ông Dũng chia sẻ.
“Tỷ lệ ly hôn cao như năm 2018 trên địa bàn tỉnh rõ ràng là một hiện tượng xã hội bất bình thường. Theo tôi, nguyên nhân chính của vấn đề là giới trẻ đã vội vàng tiến tới hôn nhân khi chưa định hình được đời sống hôn nhân sẽ ra sao, cũng như chưa kịp trang bị những kỹ năng sống, chưa chuẩn bị tốt về vấn đề kinh tế gia đình trong hôn nhân, ý thức trách nhiệm đối với con cái. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về ly hôn để tìm hiểu thêm các nguyên nhân cốt lõi khác bên trong của thực trạng đáng báo động hiện này rồi từ đó định hướng tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân”, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết.
Bình luận (0)