MIT - đế chế nghìn tỉ đô và những startups 12 tuổi

11/04/2018 13:58 GMT+7

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là đại học top đầu thế giới 6 năm liền (2012-2018). Không chỉ nổi bật do các sinh viên tài giỏi hay 81 giải Nobel, suốt nhiều năm qua, MIT miệt mài kiến tạo những thế hệ startups cực kỳ thành công.

Các doanh nghiệp của cựu sinh viên MIT tạo ra khoảng 1,9 nghìn tỉ đô mỗi năm. Con số đó lớn đến đâu? Hình dung đơn giản nhất, nếu MIT là một quốc gia thì đây chính là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới.
Những thành tựu vĩ đại
MIT có khoảng 130.000 cựu sinh viên. Theo Forbes, đến năm 2014, sinh viên từ MIT đã thành lập 30.200 công ty, tạo ra 4,6 triệu việc làm và doanh thu khoảng 1,9 nghìn tỉ đô mỗi năm. Con số này lớn hơn cả GDP của Ấn Độ (1,877 nghìn tỉ) - nghĩa là “nền kinh tế MIT” hiện chiếm vị trí thứ 10 thế giới, trên cả Canada và Úc. Riêng trong nước Mỹ, mỗi 8 đô la được làm ra có 1 đô la của MIT.
25% sinh viên MIT ra trường khởi nghiệp. Trái với hiện tượng “sớm nở tối tàn” thường thấy ở các startups, 80% doanh nghiệp của sinh viên MIT tồn tại trên thị trường hơn 5 năm và con số này là 70% sau 10 năm. Họ khởi nghiệp bài bản và bền vững. Trên nền tảng kiến thức công nghệ, 31% startups của MIT sở hữu ít nhất 1 bằng sáng chế. 23% doanh nghiệp đặt ngoài Mỹ, lan tỏa ảnh hưởng của đế chế khổng lồ này khắp thế giới.
Những startups 12 tuổi uống nước bằng vòi chữa cháy
Không phải ngẫu nhiên sinh viên MIT vừa xuất sắc về chất vừa dồi dào về lượng. Ngôi trường hội tụ triết lý giáo dục thực tế, văn hóa đặc trưng và luôn hỗ trợ sinh viên tối đa.
Phương châm của MIT - “Mens et Manus” - nghĩa là “Tay và Tâm” trong tiếng Latinh. MIT dạy sinh viên tư duy thực tế. Hằng năm, tại MIT có một Trại hè Công nghệ và Khởi nghiệp cho các học sinh từ 12 tuổi, gọi là FutureHack. Chỉ đơn giản đưa ra câu hỏi “Khách hàng của em là ai?”, FutureHack hằng năm bùng nổ các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo nhưng thực tế.
“Hãy uống nước bằng vòi chữa cháy” là câu khẩu hiệu của sinh viên MIT - hãy luôn cảm hứng, tư duy và theo đuổi những điều lớn lao. Trại sinh FutureHack có thời khóa biểu học tập, thực tập và làm việc nhóm lên đến 12 tiếng mỗi ngày. Tại MIT, 12 tuổi không hề sớm để học khởi nghiệp, cũng không hề sớm để làm quen khối lượng công việc của một CEO - Founder. 11% sinh viên của MIT đã có doanh nghiệp trước khi tốt nghiệp.
Giáo sư của MIT từ thế kỷ 19 đã là kỹ sư và doanh nhân. Do bối cảnh xã hội khó khăn, nhà trường khuyến khích giảng viên làm kinh tế để bổ sung thu nhập. Nhờ bước đi này, MIT và các doanh nghiệp hình thành sự liên hệ chặt chẽ - dòng ý tưởng và phát minh chảy ra từ ngôi trường, và dòng lợi nhuận chảy về lại. Đồng thời, giáo sư của MIT không chỉ xuất sắc chuyên môn, mà còn có đầu óc kinh tế mạch lạc. Frederick Terman là giáo sư MIT, sau công tác ở Stanford, đã hướng dẫn William Hewlett và David Packard thành lập HP - giờ là tập đoàn công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ.
Các học sinh Việt Nam tại FutureHack 2017 chia sẻ: “Kể cả buổi tối khi chúng em làm việc nhóm, các cố vấn vẫn ở đó. Em luôn xin được lời khuyên vào bất cứ khi nào em cần”. Năm 2017 là năm đầu tiên Viện Hợp tác quốc tế và Du học iStudent tuyển sinh FutureHack tại Việt Nam. 4 học sinh được tuyển chọn là: Thùy Dương (12 tuổi), Tuấn Kiệt (15 tuổi), Minh Anh (13 tuổi), Anh Thư (12 tuổi).
Tư duy của MIT là chủ để đầy cảm hứng cho bất kỳ ai đang suy tư về khởi nghiệp hoặc giáo dục, hoặc cả hai. Không quá nổi tiếng như người hàng xóm Harvard, MIT có tư chất riêng của một thành trì kiến tạo, ảnh hưởng và dẫn đầu. Khi công nghệ đang định nghĩa lại cả thế giới, thế mạnh của một đại học nghiên cứu và kỹ thuật cùng sự nhạy bén tuyệt vời với những chuyển biến của nền kinh tế sẽ tiếp tục duy trì vị thế này của MIT.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.