Những nước này không khỏi thất vọng vì khi tham gia khuôn khổ “Quan hệ đối tác với các nước Đông Âu” của EU, họ hy vọng ngày càng xích lại cái đích là được kết nạp vào liên minh. Họ đều đáp ứng nhiều điều kiện của EU về cải cách chính trị và kinh tế, về nhà nước pháp quyền và dân chủ, đặc biệt là không để bị Nga lôi kéo. Vậy mà đến nay, EU vẫn tiếp tục chủ trương dùng hy vọng của những nước này để giữ họ trong phạm vi ảnh hưởng, kéo họ lại gần nhưng không kết nạp vào hàng ngũ, chẳng khác gì mở cửa nhưng lại không mời vào.
tin liên quan
Vũ khí Nga gia tăng thâm nhập Đông Nam ÁTrong ASEAN, đối tác quan trọng nhất về khí tài quân sự của Nga là Việt Nam mà mới nhất là việc Nga chuyển giao xe tăng T-90S cũng như đàm phán cung cấp hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích Su-35S, theo truyền thông Nga.
Mục đích của chương trình hợp tác nói trên đúng là không nhằm tiến tới kết nạp 6 nước kia nhưng ở đây có sự hiểu ngầm là cứ tham gia đi rồi sẽ được gia nhập. EU không cam kết nhưng cố tình làm cho các nước nuôi hy vọng. Cái khó hiện tại của EU là không thể cam kết thu nạp họ nhưng lại rất cần họ để đối phó Nga.
Ở hội nghị này, EU vớt vát bằng cách khởi động lại những dự án hợp tác đã thỏa thuận nhưng chưa triển khai, bằng những tuyên bố sát cánh và bằng một vài viện trợ tài chính mới. Như thế chưa thể đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của các đối tác. Hội nghị không thành công mà cả chương trình hợp tác lớn kia cũng mất dần tác dụng.
Bình luận (0)