Mở lại cuộc tranh luận về sao Diêm Vương

24/09/2014 10:18 GMT+7

(TNO) Sao Diêm Vương vẫn còn cơ hội được kết nạp vào đại gia đình hành tinh của hệ mặt trời, sau khi nhận được đa số phiếu 'thăng hạng' cho nó.

Mở lại cuộc tranh luận về sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương đang trên đà teo nhỏ theo thời gian, với chỉ số khối được cho là 1/459 so với Trái đất - Ảnh: NASA/ESA

Sao Diêm Vương bị giáng cấp xuống thành hành tinh lùn vào năm 2006 sau cuộc họp của Liên minh Thiên văn học Quốc tế (IAU) để trả lời câu hỏi rằng: “Hành tinh là gì?”, và phát hiện nó không phù hợp với tiêu chí để có thể được gọi là hành tinh.

Mới đây, Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể quyết định chủ trì phiên tranh luận với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học hành tinh, gồm Owen Gingerich, Gareth Williams và Dimitar Sasselov.

Mỗi diễn giả đưa ra quan điểm của mình về cách định nghĩa một hành tinh, từ đó trả lời câu hỏi: “Liệu sao Diêm Vương được xếp vào dạng hành tinh hoặc không phải?” Kế đến, khán giả bỏ phiếu bầu câu trả lời theo họ là hợp lý nhất.

Sau đây là tóm tắt về cuộc trình bày, theo Phys.Org ghi nhận:

Luận điểm của Gingerich: Hành tinh là một từ được định nghĩa về mặt văn hóa, thay đổi theo thời gian, như vậy sao Diêm Vương là một hành tinh.

Luận điểm của Williams: Hành tinh là một thiên thể hình cầu xoay quanh mặt trời và có quỹ đạo rõ ràng, kết luận: sao Diêm Vương không phải là hành tinh.

Luận điểm của Sasselov: Hành tinh là một khối vật chất hình cầu nhỏ nhất, hình thành quanh các ngôi sao hoặc những tàn tích của sao, nên sao Diêm Vương là hành tinh.

Đa số khán giả đã chọn số 3, có nghĩa là đám đông xem sao Diêm Vương là một hành tinh.

Tất nhiên, sự bầu chọn trên chỉ tuân theo cảm xúc và nếu muốn nâng bậc của sao Diêm Vương, cộng đồng thiên văn học phải thuyết phục IAU thay đổi quan điểm.

Trước khi bị giáng cấp, sao Diêm Vương được xem là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời.

Hạo Nhiên

>> Mặt trăng vô danh của sao Diêm Vương đã có tên
>> Mặt trăng sao Diêm Vương đe dọa phi thuyền
>> Phát hiện thêm mặt trăng của sao Diêm Vương
>> New Horizons chỉ còn cách sao Diêm Vương 1,6 tỉ km
>> 5 bí ẩn về sao Diêm Vương
>> Phát hiện mặt trăng thứ tư của sao Diêm Vương 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.