Mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, nên bắt đầu từ đâu?

18/11/2019 16:48 GMT+7

Mở rộng cơ sở sản xuất cũng thử thách không kém việc khởi động kinh doanh. Nhiều cá nhân và hộ gia đình thành công ở quy mô nhỏ nhưng gặp nhiều khó khăn khi phát triển lên quy mô lớn hơn.

Anh Đỗ Hiếu, chủ một cơ sở kinh doanh tượng gỗ tại làng nghề Thiết Ứng (Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Từ chỗ đang kinh doanh rất ổn định ở quy mô nhỏ thì 4 tháng trở lại đây, xưởng của tôi đã phải tạm dừng hoạt động 3 lần sau khi mở rộng”.
Mở rộng sản xuất, kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề này cần sự đầu tư bài bản và là thử thách không dễ dàng nếu bạn là nhà kinh doanh ở quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn:

Các vấn đề về phương án mở rộng

Trước khi mở rộng kinh doanh, bạn cần lập một bản kế hoạch chi tiết về các bước thực hiện. Đầu tiên, cần xem xét tình hình kinh doanh của bản thân bạn có đang thực sự tốt hay không. Những vấn đề bạn cần trả lời bao gồm: lợi nhuận có ổn định hay tháng nhiều tháng ít? Chi phí đầu tư so với doanh thu đạt được? Việc mở rộng số lượng làm ảnh hưởng thế nào đến giá bán của bạn?…
Nếu các câu trả lời đều khả quan, điều tiếp theo bạn nên làm là lựa chọn phương án mở rộng kinh doanh phù hợp. Mỗi phương án lại có những điểm lợi và hại riêng. Mở rộng kinh doanh có thể là mở thêm chi nhánh, mở rộng quy mô hoặc mở rộng sản phẩm. Các vấn đề hay gặp phải đó là khó khăn về phân phối, vận chuyển, kho bãi, nhân sự, đặc biệt về vốn.

Các vấn đề về nhân lực và cơ sở vật chất

Khi mở rộng sản xuất kinh doanh, bạn cần có sẵn phương án để đối mặt với những khó khăn sau đây:
- Quản lý vật tư và hàng hóa: Số lượng hàng hóa và chi nhánh tăng lên sẽ khiến việc điều phối hàng giữa các kho trở nên phức tạp. Tình trạng thất thoát, tồn kho khó kiểm soát hơn và chi phí vận chuyển sẽ tăng lên.
- Quản lý doanh thu, chi phí: Sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn không đủ nhân lực tin cậy để trực tiếp kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh cùng lúc.
- Quản lý nhân viên: Số lượng nhân viên nhiều hơn cũng khiến bạn khó kiểm soát năng lực và tay nghề.

Các vấn đề về vốn

Vấn đề quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ là việc lựa chọn nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu có cơ hội mở rộng khả thi, bạn không nên bỏ qua chỉ vì chưa tích lũy đủ vốn. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng những nguồn vốn thiếu an toàn và chi phí cao. Lãi vay sẽ tạo áp lực lên giá bán hàng hóa và sức cạnh tranh của bạn.
Một lợi thế không phải ai cũng biết đó là các ngân hàng thương mại lớn thường có những gói vay với lãi suất vô cùng ưu đãi cho cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Đơn cử như gói tín dụng “Kết nối vươn xa” của BIDV với lãi suất chỉ từ 6%/năm đối với khách hàng mới hoặc từ 7%/năm đối với khách hàng hiện hữu, áp dụng với các khoản vay ngắn hạn đến 12 tháng. Nếu không muốn áp lực trả lãi trong ngắn hạn, khách hàng có thể tham gia gói vay trung dài hạn “Vững bước tương lai” (từ nay đến ngày 31.12.2019) với lãi suất từ 7,3%/năm, áp dụng cho những khoản vay tối thiểu 36 tháng.
Gói vay “Kết nối vươn xa” (áp dụng với các khoản vay ngắn hạn đến 12 tháng, từ cuối tháng 11.2019 đến hết tháng 3.2020): Nếu là khách hàng mới vay sản xuất kinh doanh, các khách hàng được hưởng lãi suất chỉ từ 6%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng hoặc từ 6,6%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng. Nếu là khách hàng hiện hữu, các khách hàng tham gia gói vay được hưởng lãi suất chỉ từ 7%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng hoặc từ 7,5%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng.
Gói vay “Vững bước tương lai” (áp dụng với các khoản vay trung dài hạn có kỳ hạn vay tối thiểu 36 tháng, từ nay đến ngày 31.12.2019): các khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay nhu cầu nhà, vay mua ô tô được hưởng lãi suất từ 7,3%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu hoặc 7,8%/năm trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân lần đầu theo gói tín dụng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.