|
100.000 tỉ đồng rót cho doanh nghiệp FDI
Nhìn lại 30 năm qua, dòng vốn FDI chảy vào các dự án lên tới hàng trăm tỉ USD. Hiệu quả mà khu vực này mang lại không thể phủ nhận, đặc biệt về kỹ thuật, công nghệ như Intel, Samsung… Tuy nhiên, những vụ chuyển giá, trốn thuế của Metro, Big C sau hàng chục năm báo lỗ khiến ngân sách thất thu nặng, dư luận vô cùng bức xúc. Đặc biệt, khi gần đây nhiều “ông lớn” còn tận dụng triệt để mọi ưu đãi, “giành giật” vốn tín dụng trong nước với các doanh nghiệp (DN) nội. Đơn cử, thương vụ VietinBank Bình Dương ký hợp đồng tín dụng tài trợ 7,6 triệu USD cho Nhà máy sản xuất thuốc tiêm Cephalosporin của Công ty TNHH Medochemie Viễn Đông thuộc Medochemie Ltd (Cộng hòa Síp). Nhà máy này được xây dựng trên diện tích đất 45.000 m2 tại Bình Dương, tổng vốn 12 triệu USD. Trước đó, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng đã chấp nhận giải ngân 420 tỉ đồng cho Công ty TexHong Ngân Long xây dựng “nhà máy sản xuất sợi” của TexHong tại khu công nghiệp Hải Yên, TP.Móng Cái, Quảng Ninh. TexHong Ngân Long trực thuộc Tập đoàn TexHong, một trong 10 tập đoàn dệt may lớn nhất có trụ sở chính tại Hồng Kông. Vẫn “ông lớn” này, ngày 20.4.2016 tại TP.HCM Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank) đã cam kết tài trợ hợp đồng tín dụng trị giá 120 triệu USD, đầu tư dự án xây dựng chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may.
870 triệu USD và phi vụ ma mãnh của METRO
Lỗ kéo dài suốt 11/12 năm có mặt tại VN nhưng METRO Cash & Carry VN (METRO) bất ngờ được bán cho doanh nghiệp Thái Lan với số tiền lên đến 655 triệu euro (khoảng 870 triệu USD).
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ tín dụng đối với khu vực DN FDI hiện đang ở khoảng 100.000 tỉ đồng. Dòng tín dụng này chảy mạnh mẽ hơn khi Tổng giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ cho biết hiện dư nợ tín dụng của các DN FDI tại VietinBank chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng dư nợ tín dụng. Là ngân hàng tiên phong và đang đứng đầu trong giải ngân vốn cho các DN FDI, theo ông Thọ, các DN này không chỉ tiếp cận vốn vay cho dịch vụ, bảo lãnh xuất nhập khẩu mà còn “hút” vốn trực tiếp để xây dựng nhà máy, công xưởng… “Trong năm ngoái và năm nay, VietinBank cho vay rất nhiều dự án lớn của các DN FDI”, ông Thọ nói.
Bộ KH-ĐT năm 2014 tiến hành khảo sát tình hình vay vốn của các DN FDI đang hoạt động ở VN, kết quả cho thấy có nhiều DN đã vay vốn trong nước để triển khai dự án. Cụ thể, các DN FDI ở tỉnh Bắc Ninh đã vay vốn trong nước lên tới gần 2.000 tỉ đồng, cao hơn so với vay vốn nước ngoài (khoảng 1.700 tỉ đồng). Ở những tỉnh thành khác có sự hiện diện của DN FDI, việc vay vốn trong nước để đầu tư cũng rất phổ biến, như ở Bà Rịa-Vũng Tàu có 10/40 DN nước ngoài vay vốn trong nước; Quảng Nam có 4/15 DN; Đồng Nai có 7/25 DN, số vốn vay các ngân hàng ở VN lên tới 85 triệu USD…
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều người nghe có tên trong 'thiên đường trốn thuế' là sợ lắm
Hàng loạt tên tuổi doanh nhân VN nổi tiếng nằm trong danh sách hồ sơ Panama, trong đó có tên 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP). Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông nhằm làm rõ thực hư.
Giành vốn của doanh nghiệp nội
|
Ông Thắng phân tích, định hướng, mục tiêu của Chính phủ khi thu hút FDI là để tận dụng về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và nhất là tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài. "Do đó, nếu họ vào đây mà phải vay tiền của các ngân hàng nội thì tức là "lấy mỡ ta rán ta". Không chỉ làm chệch hướng mục tiêu kêu gọi đầu tư với khối này mà vô tình trở nên cạnh tranh về vốn với các công ty nội", ông nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp ngăn chặn để tình trạng này không nảy nở.
TS Nguyễn Mại cho biết trước những năm 2008 - 2009 hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài vay vốn trong nước rất hiếm xảy ra, nhưng sau lại tương đối phổ biến. “Luật VN không cấm các DN nước ngoài vay vốn của các ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài đặt tại VN. Tuy nhiên, việc DN FDI vay vốn trong nước có thể dẫn tới nghịch lý là trong khi các DN VN cần vốn vay mà không thể tiếp cận được vốn thì các ngân hàng trong nước cho dự án nước ngoài vay quá nhiều. Thậm chí có một vài dự án FDI vay trong nước rồi không trả nợ được. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải lưu ý các ngân hàng về tỷ lệ nợ hợp lý cho các DN nước ngoài vay, nhằm đảm bảo vốn phát triển cho DN trong nước”, ông Mại phát biểu.
Hồ sơ Panama chấn động tới VN
Giới kinh doanh tại VN đang bị chấn động khi nhiều người, nhiều tổ chức nổi tiếng có tên trong danh sách 'Hồ sơ Panama', kho dữ liệu khổng lồ chứa các thông tin của hàng trăm ngàn doanh nghiệp ở những 'thiên đường trốn thuế'.
“VN rất cần vốn nên mới kêu gọi đầu tư nước ngoài. Vốn FDI bao gồm hai khoản là vốn tự có và vốn vay. Chúng ta khuyến khích họ vay các ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư nước ngoài để đầu tư vào VN. Nhưng việc các nhà đầu tư FDI vay vốn trong nước vẫn diễn ra và gây ra các tác động tiêu cực. Vì vậy, đối với VN, một trong những vấn đề quan trọng nhất là bằng mọi cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào VN bằng tiền mang từ nước ngoài chứ không phải vào VN rồi vay vốn trong nước”, ông Mại phân tích.
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng về quan điểm thị trường tự do, các nhà đầu tư FDI vay vốn trong nước là không có vấn đề gì. Vì nguyên tắc của phân bổ nguồn vốn là phân bổ cho những DN, dự án có hiệu quả sinh lời cao nên việc các ngân hàng lựa chọn DN nước ngoài để cho vay là bình thường. “Nhưng chúng ta quan ngại ở khía cạnh, chẳng hạn 100 đồng vốn tín dụng mà các ngân hàng huy động được lại vào tay các nhà đầu tư FDI. Các DN này chèn lấn một phần trong 100 đồng đó với các DN trong nước. Khi đấy, tỷ phần còn lại cho DN trong nước ít hơn và nguy cơ làm tăng mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế lên. Hậu quả các DN trong nước sẽ vay với lãi suất cao hơn so với khi không có sự tranh giành của DN nước ngoài. Vì thế, nếu DN nước ngoài đăng ký đầu tư 1 tỉ USD, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải xác nhận rõ vốn chủ sở hữu như thế nào, bao nhiêu phần là vốn vay, bao nhiêu phần là vốn tự có. Vay là vay từ nguồn nào? Vay từ nước ngoài đem vào hay đến VN rồi đi vay các ngân hàng trong nước?”, TS Tuấn phát biểu.
30 tỉ USD từ 'thiên đường thuế'
Danh mục các đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN cho thấy, quần đảo Virgin và quần đảo Cayman đóng góp tổng vốn lên gần 30 tỉ USD, trong khi đây là hai vùng lãnh thổ hải ngoại nhỏ bé của Anh.
Bình luận (0)