Khi đó, đây được xem là thỏa thuận lịch sử để tháo gỡ vấn đề dai dẳng về hạt nhân Iran suốt hơn một thập niên. Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa được bao lâu thì đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút ra. Dù châu Âu nỗ lực cứu vãn nhưng vì nút thắt nằm ở Mỹ không thể gỡ bỏ, Iran cũng tái khởi động chương trình hạt nhân, đẩy JCPOA rơi vào bế tắc.
Khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, ông cam kết quay trở lại JCPOA như một ưu tiên đối ngoại của mình. Thực tế là các bên đã quay lại bàn đàm phán. Thế nhưng, vòng đàm phán thứ 6 diễn ra tại Vienna hồi tháng 6 vừa qua kết thúc mà chưa có tiến triển rõ ràng nào và cũng chưa có lịch trình cho vòng thứ 7. Viễn cảnh hồi sinh JCPOA lại càng trở nên đáng lo hơn khi Iran sẽ có tổng thống mới vào tháng 8 và người sẽ nắm giữ vị trí ấy là ông Ebrahim Raisi lại là đối tượng đã bị Mỹ cấm vận, và ông này có lập trường cứng rắn với Washington.
Dù Mỹ khẳng định coi lãnh tụ tối cao Ali Khamenei mới là người ra quyết định ở Iran, nhưng bản thân Washington và Tehran rõ ràng còn vấn đề khác hơn là người lãnh đạo. Mỹ và Iran đều không muốn nhượng bộ trước. Mỹ vẫn muốn đòi hỏi Iran cam kết và tuân thủ nhiều hơn rồi mới tiến hành đánh giá và dỡ bỏ cấm vận, trong khi Iran lại muốn Mỹ hành động trước rồi Tehran sẽ thực hiện nghĩa vụ với chương trình hạt nhân của mình. Thế giằng co như vậy khiến tương lai của JCPOA càng trở nên mịt mờ.
Bình luận (0)