Móng tay dễ bị gãy cảnh báo bệnh gì?

Trà Linh
Trà Linh
14/03/2023 09:09 GMT+7

Tình trạng móng tay dễ bị gãy, nứt và giòn không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Theo thông tin từ trang web của Trường cao đẳng Da liễu Mỹ (ACOD), tình trạng móng tay dễ bị gãy, nứt được gọi là Onychoschizia, xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ vì họ có tần suất tiếp xúc hóa chất gây hại cho móng (các loại sản phẩm tẩy rửa gia dụng hoặc sơn móng) nhiều hơn hẳn nam giới.

Móng tay dễ bị gãy cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 1.

Tình trạng móng tay dễ nứt gãy được gọi là Onychoschizia, xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Onychoschizia xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng bệnh lý như suy giáp, khiến hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp dẫn tới móng tay dễ gãy và một số tình trạng khác như rụng tóc, sưng bắp chân, sưng vùng quanh mắt, phù hoặc sưng mặt…

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên, bạn nên sớm đi khám bác sĩ. Xét nghiệm máu là cách đơn giản có thể giúp xác định xem liệu tuyến giáp của bạn có đang hoạt động tốt hay không.

Bên cạnh đó, móng dễ gãy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vi chất, đặc biệt là thiếu sắt. Tuy nhiên, các chuyên gia của ACOD lưu ý những trường hợp này khá hiếm và "nếu móng tay bị gãy nhưng móng chân vẫn khỏe thì nguyên nhân có thể không phải do thiếu sắt".

Ngoài ra, lão hóa cũng có thể khiến móng tay trở nên xỉn màu và dễ gãy. Dù không thể đảo ngược quá trình lão hoá nhưng bạn có thể chăm sóc móng kỹ hơn để giữ chúng khỏe mạnh lâu hơn.

Bạn có thể bôi kem dưỡng móng chuyên dụng hoặc dầu khoáng (mineral oil) lên móng sau khi rửa tay hoặc tắm xong. Nếu biện pháp này không có tác dụng và tình trạng gãy móng khiến bạn đau và khó chịu, hãy sớm đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.