Tính đến nay, tại 31 tỉnh, thành phía Bắc (từ Huế trở ra) có khoảng 9.000 trường học với gần 3 triệu học sinh nhưng chỉ có hơn 6.700 cán bộ nha học đường.
Trong khi đó, các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) tổng số y, bác sĩ phụ trách nha học đường là 761 cán bộ; tỷ lệ là 1 bác sĩ/51.248 học sinh, 1 y sĩ/4.849 học sinh.
Theo các chuyên gia đầu ngành RHM, hiện nguồn nhân lực về RHM chưa được đào tạo thống nhất, nên trình độ chuyên môn của cán bộ ngành này chưa đồng bộ.
Mục tiêu năm 2013 của ngành RHM là tập trung đào tạo cán bộ nha học đường cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa; phủ kín nha học đường ở các tỉnh, thành trong cả nước...
Riêng các tỉnh, thành phía Nam, ngành RHM sẽ phát triển nha học đường cố định tại các trường chuẩn quốc gia; điều trị lưu động vùng sâu vùng xa; phủ kín nha học đường tuyến quận, huyện; hỗ trợ trang thiết bị nha khoa cho các tỉnh trọng điểm...
* Chiều cùng ngày, Bệnh viện RHM T.Ư TP.HCM đã trao tặng phòng nha học đường cho Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Đà Nẵng), với đầy đủ dụng cụ, thiết bị, ghế nha và thuốc men để khám và điều trị nha cho học sinh của trường.
Tổng giá trị của phòng nha hơn 100 triệu đồng.
Diệu Hiền
>> Bỏ quên dinh dưỡng tuổi học đường
>> Thiếu nhân viên y tế học đường
>> Tìm cách giảm bạo lực học đường
Bình luận (0)