Tư duy lạc hậu
Nếu quy định này được ban hành sẽ dẫn đến những mặt trái không mong muốn. Để chống đô la hóa nền kinh tế, nhà nước chỉ nên ràng buộc khi họ sử dụng các loại ngoại tệ để mua hàng hóa, dịch vụ. Cứ quản lý không nổi là cấm thì đâu có gọi là quản lý giỏi, tư duy này đã quá lạc hậu rồi. Ngoại tệ không phải là hàng quốc cấm, bởi vậy, người dân có đầy đủ quyền sở hữu, sử dụng, được quyền cho, tặng. Đây là một đề xuất trái pháp luật. Hoàng Ngọc Ninh (ninhngochoang@gmail.com)
Phải lấy ý kiến dân
Tiền tệ là một trong những chính sách lớn, chiến lược của Chính phủ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ cứ thay đổi "xoành xoạch" thì liệu người dân và nhà đầu tư trong, ngoài nước có yên tâm được không... Khi ban hành một chính sách có ảnh hưởng lớn đến xã hội thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phải lấy ý kiến của người dân chứ không phải cứ đưa ra những đề xuất chủ quan, cảm tính. Trần Văn Tám (tanonghm@yahoo.com.vn)
Không khả thi
Nếu đề xuất này được chấp thuận và đi vào thực hiện thì cũng rất khó khả thi. Đây là một hành động đóng cửa nguồn ngoại tệ chảy vào đất nước. Chủ trương này còn vô tình khuyến khích người dân không trung thực, bởi họ sẽ chuyển qua hình thức chuyển tiền trái phép vào VN, lén lút cho tặng nhau. Bởi hiện nay có hàng triệu người Việt sống ở nước ngoài và hằng năm có hàng tỉ USD được chuyển về nước bởi những người này. Quy định này sẽ đẩy người dân vào chỗ phạm pháp, còn nhà nước sẽ thất thu. Lê Minh Quang (trongtrai2009@yahoo.com)
Việc cấm cho tặng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến kinh tế vì nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về cho người thân ở VN rất lớn. Lê Huyền (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) Cho, tặng là chuyển tiền từ người này sang người khác, xét cho cùng thì nhà nước cũng đâu có thiệt hại gì, sao lại cấm? Nếu cấm, người dân sẽ lén lút cho tặng nhau thì ai sẽ là người đi rình để xử phạt? Hoàng Lâm (Q.12, TP.HCM) Hải Nam (thực hiện) |
Ban CTBĐ (tổng hợp)
Bình luận (0)