Tiêm filler hiện đang là xu hướng ưa thích của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ.
Filler rộ lên như một mốt làm đẹp hiệu quả tức thì, không “dao kéo” và vẻ đẹp tự nhiên như chưa hề làm thẩm mỹ. Hiện nay ở hầu hết các thẩm mỹ viện hoặc spa đều có cung cấp dịch vụ làm đẹp bằng filler như: xóa nếp nhăn, nâng mũi, tạo cằm nhọn, làm đầy môi, gò má, thái dương… Thế nhưng về chất lượng filler và tay nghề của người tiêm thì không phải cơ sở làm đẹp nào cũng đáp ứng đúng tiêu chuẩn. Dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng bị tiêm phải loại filler dởm hoặc người tiêm không có chuyên môn, gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, biến dạng vùng tiêm…
Biến chứng độn cằm bằng filler
|
Kỳ này, mời các bạn cùng Thẩm mỹ Xuân Trường tìm hiểu rõ hơn về phương pháp filler để từ đó có sự lựa chọn thông minh khi làm đẹp nhé!
Filler là gì?
Filler là tên gọi chung của các chất làm đầy, có khả năng tạo hình nhiều vùng trên cơ thể như nâng mũi, cằm, làm căng mọng môi, làm đầy má hóp, hốc mắt, căng da mặt – xóa nếp nhăn, tăng sự đầy đặn cho vùng ngực, mông, bàn tay…
Có rất nhiều loại filler với tính chất khác nhau:
- Loại Hyaluronic acid: Có tính chất tương tự như Hyaluronic acid trong cơ thể chúng ta, vì vậy loại filler này có độ tương thích cao với cơ thể.
- Loại Collagen: Có thể là Collagen có nguồn gốc từ động vật như ngựa, bò, gà hoặc Collagen từ mô người. Với loại này, bạn cần một thử nghiệm dị ứng 4 tuần trước khi tiêm thật sự.
- Loại Polymer phân hủy sinh học nhân tạo
- Loại Canxi hydroxylapatite
- Loại tổng hợp giữa các hạt nhựa được làm bằng poly và collagen động vật. Collagen mất đi theo thời gian, nhưng các hạt nhựa vẫn còn dưới da vĩnh viễn.
Trước đây, silicon lỏng cũng được xem là một loại chất làm đầy, có tác dụng vĩnh viễn, nghĩa là không bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay silicon lỏng đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới bởi nó có thể để lại di chứng.
Hình ảnh trước và sau tiêm filler nâng mũi
|
Loại filler nào an toàn?
Trong các loại filler thì chế phẩm Hyaluronic acid (HA) được giới chuyên môn đánh giá cao và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả, bởi nó có độ tương thích cao với cơ thể và an toàn trong quá trình sử dụng. Không những có tác dụng làm đầy, HA với khả năng giữ nước tốt còn giúp dưỡng ẩm cho da, giúp da căng mịn và mượt mà.
Thông thường, filler HA duy trì từ 4 – 18 tháng sau đó nó bị đào thải ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên. Những loại HA với có nồng độ từ 20 mg/g trở lên và độ liên kết ngang cao được xem là lý tưởng, mang lại hiệu quả tạo hình cao và duy trì lâu hơn. Các thương hiệu filler HA được sử dụng nhiều nhất tại nước ta hiện nay là Juvederm, Teoxane, Restylane…
Tiêm filler có cần bác sĩ giỏi không?
Câu trả lời là “Rất cần”.
Nhiều người cho rằng tiêm filler rất đơn giản, chỉ cần tiêm vào dưới da là xong. Tuy nhiên, tiêm filler cần tuân thủ các nguyên tắc về liều lượng, độ sâu dưới da, vị trí đặt mũi tiêm… Điều này quyết định hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ an toàn cho khách hàng. Chẳng hạn việc tiêm filler mũi quá liều sẽ khiến bạn phải nhận lấy một chiếc mũi to, thô kệch thay vì chiếc mũi cao thon, thanh tú như mong muốn.
Bác sĩ Thẩm mỹ Xuân Trường đang tiêm filler mũi
|
Bên cạnh đó, trong khi tiêm bác sĩ còn phải dùng tay tạo hình cho vùng tiêm, ví dụ như mũi, cằm, vì vậy tay nghề và kiến thức thẩm mỹ rất quan trọng, không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện thủ thuật này.
Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn loại filler chất lượng thì bạn cũng cần lựa chọn một thẩm mỹ viện uy tín với bác sĩ được đào tạo bài bản, tay nghề chuyên môn cao. Có như vậy mới đạt được độ an toàn cũng như hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.
Bình luận (0)