|
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Úc (Úc) phát hiện, những loài cá ở vùng biển khơi sâu vừa, cách mặt nước từ 100 - 1.000 m, chiếm đến 95% sinh khối của biển cả và hiện vẫn thoát được tầm săn bắt của ngư dân.
Họ cho hay, bí mật thành công của chúng có thể nằm ở khả năng tránh được lưới đánh cá.
Nhóm chuyên gia cũng cho biết, cá ở vùng biển khơi sâu vừa có sinh khối lớn hơn từ 10 - 30 lần so với ước tính trước đây.
Giáo sư Carlos Duarte của Đại học Tây Úc cho rằng, phát hiện mới có thể thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của con người đối với hoạt động của các đại dương.
“Do khối lượng cá quá lớn, điều này có nghĩa là tầng biển đó phải đóng vai trò quan trọng hơn trong chức năng của biển và ảnh hưởng đến luồng chảy carbon và oxygen trong đại dương”, theo trang Phys.Org dẫn lời giáo sư Duarte.
Phi Yến
>> Phát hiện loài cá heo mới
>> Phát hiện loài cá mập 'đi bộ' mới
>> Loài cá khổng lồ thời xa xưa
>> Phát hiện hóa thạch loài cá khổng lồ
>> Lộ diện loài cá mái chèo khổng lồ
>> Loài cá khổng lồ thời xa xưa
Bình luận (0)