Một mảnh chân trời xa

08/11/2012 10:16 GMT+7

Lên sóng VTV1 vào các tối thứ năm và thứ sáu hằng tuần, bắt đầu vào 20g hôm nay 8-11, Hai phía chân trời (dài 36 tập) là bộ phim truyền hình đang được kỳ vọng đem lại một gam màu hấp dẫn cho phim truyền hình giữa thời sa sút.

Một dự án phim truyền hình được họp báo tới ba lần: khi bấm máy tại VN, bấm máy ở CH Czech và khi công chiếu chính thức, được coi là có kinh phí đầu tư lớn nhất (so với phim nhà nước) từ trước đến nay, có quá trình chuẩn bị dài tới bốn năm, lần đầu tiên VTV đưa một êkip làm phim lên tới hơn 40 người sang châu u thực hiện phim truyền hình nhiều tập, được chiếu vào giờ vàng trên kênh VTV1...

Hai phía chân trời đúng là có nhiều lợi thế từ khi bắt tay thực hiện đến lúc ra mắt, cũng là một cách chăm chút “đầu vào” để tìm kiếm một “đầu ra” mới mẻ cho phim truyền hình.

Nhưng cũng vì thế mà những người thực hiện phim chịu nhiều sức ép bởi sự kỳ vọng của nhiều phía: lãnh đạo VTV - những người đã quyết định đầu tư “vượt khung” kinh phí để sản xuất, cộng đồng người Việt ở CH Czech - những người đã giúp đỡ đoàn làm phim rất nhiều cả vật chất lẫn tinh thần, và tất nhiên là khán giả: những người chịu tác động của truyền hình và quảng cáo trên truyền hình.

Một mảnh chân trời xa
Diễn viên Xuân Bắc và Vy Cầm trong một cảnh quay tại CH Czech trong phim Hai phía chân trời  - Ảnh đoàn phim cung cấp

Bi hài kịch của cuộc sống tha phương

Hai phía chân trời được phóng tác từ truyện ngắn khá nổi tiếng Máu của tuyết của nhà văn Trần Hoài Văn - một người viết có đến 12 năm học và làm việc tại Nga và Đông u. Với tay nghề biên tập kỳ cựu của nhà văn Trần Thùy Linh - người từng có hàng chục truyện ngắn ấn tượng về thân phận người Việt ở Đông u, phim tránh được cái mà rất nhiều phim truyền hình VN đã và đang mắc phải: cốt truyện kém hấp dẫn, là sản phẩm của một trí tưởng tượng nghèo nàn, nhặt chỗ này một chút, chỗ kia một chút từ phim Hàn, phim Trung Quốc.

Trong vô vàn bi hài kịch của cuộc sống tha phương cầu thực nơi đất khách, cái nhìn tinh tế của nhà văn đã chọn ra được những gì có thể hấp dẫn người xem mà lại “khả dĩ chấp nhận được” với số đông trên sóng truyền hình.

Có quá nhiều đường dây, nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ trong bộ phim dài tập này: quan hệ của gia đình luật sư Minh (Xuân Bắc) và doanh nhân Lê (Mạnh Cường) - một hình mẫu đại gia Việt ở Đông u, quan hệ giữa Lê và Vinh (Lê Vũ Long) - một lưu học sinh có tài viết lách, số phận long đong, bỏ học đi buôn và từng suýt chết khi buôn bán, rồi tình cảm giữa Vinh và cô giáo Tình (Lê Vy) - người mẹ mất con ngay trên đường vượt biên. Những người đàn bà trong Hai phía chân trời cũng đa đoan, muôn hình muôn vẻ trong sự xuất hiện của nhiều nữ diễn viên tài sắc: Kiều Thanh, Vy Cầm, Kiều Anh, Quỳnh Hoa.

Chuyện tình Đông - Tây diễm lệ

Những cánh rừng ngập tuyết, nơi hàng đoàn người Việt bám vào dây nối nhau đi giật lùi để đánh lạc hướng biên phòng và cảnh sát bản xứ; những khu chợ người Việt bán mua bát nháo, chụp giật xô bồ, những tấm lưng phụ nữ nhỏ bé sụm xuống dưới sức nặng của thùng hàng to vật vã, nhưng chỉ cần thoáng bóng cảnh sát là các thân phận bé mọn táo tác bỏ của chạy lấy người, tìm nơi ẩn nấp; và những kiều nữ tóc vàng mắt xanh đầy quyến rũ, không kém phần dịu dàng và lụy tình so với những người đàn bà phương Đông hiền thục... Tất cả đã tạo nên những tiền đề của sự hấp dẫn cho Hai phía chân trời.

Nhưng, không biết nên vui hay nên tiếc, với áp lực thu hút khán giả của một bộ phim truyền hình được đầu tư lớn (300 triệu đồng/tập so với 200 triệu đồng/tập thông thường), với tính chất “cả nhà cùng xem” của phim truyền hình, những cay đắng, máu và nước mắt, những bi kịch không chỉ mang tính cá nhân mà của một bộ phận không nhỏ xã hội VN và một phần Đông u những năm 1980-1990 đã được các đạo diễn Trần Quốc Trọng và Vũ Trường Khoa làm nhẹ đi, mềm đi, dễ xem hơn, “truyền hình” hơn, với vô số khuôn hình đẹp như mơ và những chuyện tình Đông - Tây diễm lệ dù có rơi khá nhiều nước mắt.

m nhạc và bài hát chính của phim do Lê Anh Dũng - một nhạc sĩ từng lang thang Đông u nhiều năm - viết, với giọng ca đẹp của Tùng Dương, cũng chung âm hưởng đó. Nên Hai phía chân trời - dù sao, cũng vẫn mới là “một mảnh chân trời xa” - mảnh chân trời mà hàng chục vạn đồng bào chúng ta từng sống, đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu mà chúng ta hầu như chưa biết gì.

Theo THU HÀ \ Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.