Trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính, Bộ Y tế về một số đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn trong đầu tư nhằm phát triển ngành y tế.
Một số cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách
* Bệnh viện công vay vốn để đầu tư
a, Vay quỹ kích cầu (nay là Công ty đầu tư tài chính TP.HCM): chỉ các đơn vị y tế trên địa bàn TP. HCM được vay để mua sắm TTB, đầu tư cơ sở hạ tầng.
b, Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam
*Đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị
a, Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế: 5 năm từ 2010 – 2014 trích lập được 2.663 tỉ đồng (năm 2010 khoảng 280 tỉ đồng, 2011 khoảng 309 tỉ đồng, 2012 khoảng 456 tỉ đồng, 2013 khoảng 607 tỉ đồng và năm 2014 khoảng 1.011 tỉ đồng).
b, Khối địa phương: Hầu hết các tỉnh chỉ trích lập được 10-15 tỉ đồng/năm, trừ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có số trích lập cao hơn, TP HCM khoảng 400-500 tỉ đồng/năm. Nguồn quỹ này không nhiều, chủ yếu để mua sắm các TTB, sửa chữa, đào tạo. Nhiều bệnh viện có số trích lớn nhưng phải để trả nợ lãi vay, gốc vay.
|
*Liên doanh liên kết lắp đặt thiết bị
Bộ Y Tế đã ban hành thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn việc liên doanh, liên kết trang thiết bị y tế.
Qua tổng hợp báo cáo của 31 sở Y Tế và 16 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: đến nay đã triển khai 883 đề án với tổng số vốn là 2.796,8 tỉ đồng. Trong đó: các đơn vị thuộc Bộ Y tế: 159 đề án, tổng số vốn khoảng 1.000 tỉ đồng.
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành phố: 724 đề án, tổng vốn 1.794,77 tỉ đồng.
*Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư:
Một số tỉnh đã triển khai và hoàn thành việc đầu tư như: BV đa khoa tỉnh Đồng Nai, BV Đa khoa tỉnh Tiền Giang;
*Đầu tư của khu vực tư nhân
Hiện nay, cả nước có khoảng 30.000 nhà thuốc, 35.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa, và 171 bệnh viện tư nhân hoạt động với khoảng 10.960 giường bệnh, cung cấp 43% dịch vụ ngoại trú và 2,1% tổng số dịch vụ nội trú cho người dân, trong đó có 37 bệnh viện tư có quy mô 100 GB trở lên, đạt 1,1 GB/vạn dân.
Việc liên doanh, liên kết đã đạt được một số kết quả tích cực như phát triển kỹ thuật; trang bị được nhiều loại thiết bị hiện đại, tiên tiến như hệ thống PET.CT, CT-Scanner các loại (có cả 256, 128 và 64 lớp cắt), hệ thống cộng hưởng từ (MRI), máy gia tốc tuyến tính, các thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể, mổ Phaco, siêu âm màu, máy xét nghiệm các loại…, nhờ đó đã nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện. Người dân, trong đó có cả người nghèo, cận nghèo, cũng được hưởng lợi vì ở nhiều bệnh viện, các trang thiết bị xã hội hóa được dùng chung cho toàn bộ bệnh viện, được BHYT thanh toán. Bệnh viện có thêm nguồn thu bù đắp các chi phí chưa được thu đối với khu vực BHYT và tăng thêm thu nhập cho cán bộ y tế.
Một số đề xuất về cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn về đầu tư
Kiên định và sớm thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ: Giá dịch vụ hiện nay mới tính 3/7 yếu tố chi phí, chỉ có tính đủ chi phí thì mới thúc đẩy và khuyến khích vay vốn để đầu tư, bình đẳng, giữa trong và ngoài công lập, khuyến khích tham gia BHYT. Tuy nhiên thực hiện phải có lộ trình, từng bước.
Các bệnh viện phải từng bước thu hẹp các giường bệnh theo yêu cầu nằm rải rác ở các khoa hiện nay. Các hoạt động KCB theo yêu cầu phải độc lập với khu vực khám chữa bệnh thông thường.
Các bệnh viện phải tính toán cụ thể các trang thiết bị nào cần sử dụng nguồn vốn của bệnh viện, ngân sách để mua, trang thiết bị nào cần vay vốn, cần liên kết đặt máy...để có hiệu quả nhất. Nghiên cứu để thực hiện việc đấu thầu cung ứng dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm, xử lý chất thải...tại bệnh viện, lựa chọn các đơn vị cung ứng có chất lượng, giá hợp lý để ký hợp đồng.
Bình luận (0)