Một số lưu ý khi nâng cấp RAM cho máy tính

07/06/2015 11:11 GMT+7

(TNO) Có một số thành phần khác nhau có thể làm chậm máy tính, và điều quan trọng là phải xác định cũng như sửa chữa chúng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Nếu nghĩ rằng bộ nhớ là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống của bạn chậm đi, việc nâng cấp RAM và lắp đặt RAM là khá dễ dàng.

(TNO) Có một số thành phần khác nhau có thể làm chậm máy tính, và điều quan trọng là phải xác định cũng như sửa chữa chúng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Nếu nghĩ rằng bộ nhớ là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống của bạn chậm đi, việc nâng cấp RAM và lắp đặt RAM là khá dễ dàng, theo Digitaltrends.

Là thành phần nâng cấp đơn giản, nhưng cũng cần một vài chú ý khi nâng cấp RAM
Trước khi bắt đầu, điều quan trọng mà bạn cần làm đó chính là bảo vệ để chống lại hiện tượng phóng điện (hay còn gọi là tĩnh điện). Tĩnh điện sẽ làm hư RAM của bạn một cách nhanh chóng, do đó hãy chắc chắn sử dụng một dây đeo cổ tay chống tĩnh điện, hoặc chạm vào một phần kim loại trần (không có lớp sơn tĩnh điện) trong case của hệ thống trong trường hợp bạn đang đứng trên mặt đất.

Bạn cũng cần chắc chắn rằng bo mạch chủ của mình có khả năng hỗ trợ tốc độ, loại và kích thước bộ nhớ RAM mà mình sẽ lắp đặt. Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay hỗ trợ chuẩn DDR3 có tốc độ lên đến 1.600 MHz, nhưng bạn sẽ cần phải xem các hướng dẫn của nhà sản xuất để biết chắc chắn thông tin. Các nhà sản xuất như MSI hay Gigabyte thường liệt kê các thông số kỹ thuật thành phần của bo mạch chủ trên trang web của họ.

Các hãng sản xuất thường cung cấp thông tin khả năng hỗ trợ RAM của từng bo mạch chủ

Một số bo mạch chủ cũng hỗ trợ chế độ dual-channel hoặc tri-channel, có nghĩa là chúng sẽ tối ưu hóa khả năng truy cập bộ nhớ khi sử dụng hai hoặc ba thanh RAM cùng một lúc. Nếu bo mạch chủ của bạn được trang bị một trong hai tính năng này, nó sẽ yêu cầu bạn tìm mua những bộ nhớ RAM có cùng model của một nhà sản xuất, vì vậy hãy chắc chắn tham khảo các hướng dẫn đi kèm bo mạch chủ. Về cơ bản, nếu bo mạch hỗ trợ dual-channel, bạn nên mua một bộ kit hai thanh RAM kết hợp, còn nếu hỗ trợ tri-channel, bạn hãy mua bộ kit ba thanh RAM kết hợp. Khi đảm bảo các yếu tố này, lúc cắm thanh RAM vào bo mạch chủ, để tận dụng dual-channel hay tri-channel thì bạn cần cắm RAM vào các khe cắm cùng màu sắc.

Màu sắc khe cắm giúp xác định đúng vị trí cần đặt RAM khi chạy dual/tri-channel

Nếu đã có RAM trong hệ thống, bạn hãy tháo nó bằng bẩy thanh kẹp bằng nhựa ở hai bên đầu của khe cắm RAM trên bo mạch chủ để bật RAM ra khỏi khe, và bạn chỉ cần rút nó ra một cách nhẹ nhàng.

Để lắp RAM mới, bạn cần nhẹ nhàng đặt thanh RAM vào đúng vị trí trên khe cắm của bo mạch chủ, và để đảm bảo lắp đúng chiều, bạn hãy nhìn vào một rãnh nhỏ trên chân RAM để chia làm hai phần có kích thước khác nhau, tương ứng với rãnh trên khe cắm RAM của bo mạch. Khi đảm bảo đúng vị trí, bạn hãy đảm bảo hai thanh kẹp ở hai đầu khe RAM được nghiêng ra bên ngoài. Xong hãy ấn RAM xuống một cách nhẹ nhàng vào khe, và đồng đều ở hai đầu cho đến khi nó khớp vào vị trí. Nếu thực hiện đúng, hai thanh kẹp sẽ ép vào hai đầu bộ nhớ RAM và giữ nó không bị bật ra khỏi bo mạch chủ.
Khi lắp RAM, hãy đảm bảo đặt đúng chiều và đẩy vào một cách nhẹ nhàng
Nếu lắp RAM chưa đúng, bạn sẽ thấy máy tính của mình không khởi động được và có tiếng tít dài khi ấn nút khởi động. Lúc này hãy kiểm tra xem bộ nhớ RAM có tương thích với hệ thống hay không. Nếu đúng, hãy thử tháo RAM ra và đặt nó vào khe cắm khác trước khi nhấn nút khởi động lại hệ thống. Một khi hệ thống hoạt động trở lại, bạn có thể kiểm tra xem số lượng RAM hiển thị trong phần thông tin hệ thống có chính xác hay chưa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.