Dưới đây là một số cái tên tiêu biểu mà CNN ghi nhận được, cho thấy người dân tại Trung Quốc không được tiếp cận, thay vào đó họ phải sử dụng những trang web cá nhân và phần mềm trong nước dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Instagram
Bị cấm từ năm 2014, bạn sẽ không thể dành nhiều thì giờ để duyệt qua kho ảnh chia sẻ trên Instagram ở Trung Quốc. Theo CNN, trang web này đã bị chặn sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ làm rung chuyển đặc khu kinh tế Hồng Kông vào năm 2014.
Google/YouTube
Nếu muốn tham gia vào hoạt động tìm kiếm trên Google, hoặc lướt qua thư viện video khổng lồ trên YouTube, bạn sẽ thất vọng khi đang ở Trung Quốc.
Twitter
Bị cấm trong một thời gian dài, có thể thấy lý do tại sao các quan chức Trung Quốc cảnh giác với Twitter về tính hữu dụng của dịch vụ trong việc truyền bá thông tin. Twitter được đặc biệt chú ý đến trong làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập, còn được gọi là mùa xuân Ả Rập.
Facebook
Bị cấm hoạt động từ năm 2009, đến nay không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Facebook sẽ được mở ra cho người dân Trung Quốc truy cập, ít nhất trong thời gian sớm. Không có gì ngạc nhiên bởi các quan chức Trung Quốc đặc biệt cảnh giác với bất kỳ trang web hoặc dịch vụ tập trung vào nội dung do người dùng tạo ra.
Ngoài ra còn có một danh sách các trang web khác bị cấm ở Trung Quốc như Dropbox, Vimeo, SoundCloud, Scribd, Bloomberg, Flickr, BBC, The Economist và TIME.
Bình luận (0)