Theo tiến sĩ Đào Khánh Dư, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM), trường đã xét tuyển đủ 3.000 chỉ tiêu từ hơn 9.000 hồ sơ, với mức điểm chuẩn từ 14 - 17,5. Thạc sĩ Phạm Châu Thành, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cũng cho biết ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh (TS) bắt đầu nộp hồ sơ vào trường. Trong vòng hơn một tuần, trường nhận được 6.000 hồ sơ. Với chỉ tiêu 3.000, trường đã lấy mức điểm chuẩn chung cho các ngành là 15,5, bằng điểm sàn ĐH.
tin liên quan
Ví dụ về sự bất công trong cộng điểm ưu tiênViệc ưu tiên bằng cộng điểm xét tuyển vẫn có nhiều bất cập. Đáng quan tâm là thực tế có nhiều người lợi dụng chính sách ưu tiên này khiến người được hưởng không thực sự đúng đối tượng.
Trường CĐ Kinh tế TP.HCM ở đợt 1 đã tuyển được 254 TS bằng phương thức xét học bạ. Sau khi có điểm thi THPT quốc gia, mỗi ngày trường tiếp tục nhận được 400 - 500 hồ sơ của TS và đến nay đã có 3.214 hồ sơ theo phương thức này. “Nhiều em có mức điểm trên điểm sàn ĐH đã nộp hồ sơ vào trường. Đó là điều khiến chúng tôi hết sức vui mừng vì các em đã xác định được bậc học nào là phù hợp và cần thiết cho mình”, ông Lâm Văn Quản, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, thông tin đến thời điểm này trường đã nhận được 3.500 hồ sơ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 TS đến xét tuyển, đa số là dùng kết quả thi THPT quốc gia và trong đó nhiều TS có mức điểm ngang và trên sàn ĐH. “Dự kiến đến khoảng 15.8 trường sẽ xét đủ chỉ tiêu và TS sẽ nhập học cùng thời điểm đó”, ông Anh Tuấn cho hay.
Ở một số trường CĐ khác, đến thời điểm này TS vẫn tiếp tục đến trường nộp hồ sơ trực tiếp. Trường CĐ Tài chính hải quan mỗi ngày nhận khoảng 100 hồ sơ. Trường xác định mức điểm trúng tuyển bằng phương thức học bạ là 18 và điểm thi THPT quốc gia là 13. Có nghĩa TS nào đạt mức điểm trên sẽ chính thức trúng tuyển.
tin liên quan
Gần 10 điểm mỗi môn vẫn rớt ĐH: Thí sinh điểm cao dồn vào các ngành nóngHôm qua 3.8, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng có một số ít thí sinh điểm cao không trúng tuyển nguyện vọng 1. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thí sinh hoàn toàn trượt ĐH.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, thông tin thêm: “Thời gian chưa có điểm thi, trường nhận được khoảng hơn 2.000 hồ sơ trực tuyến. Trong hơn tuần nay, TS đến nộp hồ sơ trực tiếp tại trường khoảng hơn 500, trong đó có nhiều em trên mức điểm sàn ĐH. Chỉ cần các em đủ điều kiện tốt nghiệp tới nộp hồ sơ là trường xét trúng tuyển luôn và đầu tháng 8 nhập học. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa phải cao điểm. Sau khi các trường ĐH xét tuyển xong, TS sẽ nộp vào các trường CĐ nhiều hơn”.
Khi các trường CĐ chuyển về Bộ LĐ-TB-XH chính thức quản lý về mặt nhà nước, đại diện nhiều trường CĐ lo lắng việc tuyển sinh sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình hình tuyển sinh ở nhiều trường không khác nhiều so với những năm trước, thậm chí nhiều trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay sau đợt 1. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành nhìn nhận: “Trên thực tế, nhiều TS ngay từ đầu đã xác định lựa chọn CĐ do thời gian học ngắn, chi phí thấp, nhanh chóng ra trường đi làm. Nhiều em có mức điểm có thể đậu ĐH nhưng vẫn chọn CĐ. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều phụ huynh và TS nhận thức được việc chọn bậc học là dựa trên lực học, điều kiện hoàn cảnh gia đình, chứ không phải ai cũng quyết tâm vào ĐH bằng mọi giá”.
tin liên quan
Gần 10 điểm mỗi môn vẫn rớt đại học: Lỗi ở đâu ?Điểm thi cao hơn điểm chuẩn nhưng vẫn trượt nguyện vọng là một hiện tượng của kỳ xét tuyển năm nay. Nguyên nhân của sự bất hợp lý này là gì?
Bình luận (0)