Đại khái là giới hâm mộ M.U không hề có được cảm giác chắc chắn trong những chiến thắng đậm đà của thầy trò Jose Mourinho. Nói cách khác, đấy là những chiến thắng nhọc nhằn, không như sự thể hiện của tỷ số đậm đà.
Dẫn chứng thì quá đơn giản. M.U thắng Everton 4-0, nhưng 3 bàn cuối đều được ghi từ phút 84 trở đi. Trận thắng Swansea 4-0 cũng có 3 bàn được ghi từ phút 80 trở đi. Câu chuyện có thể sẽ khác nếu như đối phương ghi được 1 bàn để cân bằng tỷ số 1-1 trong những trận đấu như thế?
tin liên quan
Mourinho không quan tâm đến Man CityHLV Jose Mourinho cho biết ông không hề nghĩ đến việc vượt qua Manchester City (Man City) trên bảng xếp hạng Premier League.
Kỳ thực, bóng đá chẳng bao giờ đơn giản với những cái "nếu" như vậy. Và trong bóng đá đỉnh cao, người ta thường hơn thua nhau ở khả năng ghi bàn vào những phút cuối. Đấy là khoảng thời gian mà tất cả đều đã xuống sức, cự ly đội hình trở nên xộc xệch, các hàng thủ không còn khả năng chơi theo chiến thuật định sẵn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như đối phương có thể lực tốt, không xuống sức vào cuối trận? Trên thực tế, đây lại là câu hỏi ngây ngô, vì ban huấn luyện và các chuyên gia thể lực phải luôn làm việc thật kỹ, để đảm bảo rằng toàn bộ sức lực, tốc độ của các cầu thủ phải được khai thác trọn vẹn trước khi trận đấu khép lại. Họ phải tăng cường pressing để ngăn cản đối phương chơi bóng, phải dùng hết tốc độ vào việc uy hiếp khung thành đối phương. Thể lực đâu phải là "của để dành" trong các trận đấu đỉnh cao!
|
Vậy nên, các bàn thắng muộn thường nói lên 3 điều quan trọng. Thứ nhất, đấy là sức mạnh tinh thần, là khả năng tập trung cao độ trong những phút chót và luôn tin chắc vào khả năng ghi bàn khi có cơ hội. Thứ hai, đấy là bằng chứng nói lên sức mạnh "có chiều sâu" của các đội bóng lớn. Tài năng ở các đội mạnh như M.U không chỉ giới hạn trong đội hình thi đấu trên sân, mà phải có ở băng ghế dự bị nữa.
Tất nhiên, cầu thủ vào sân thay người luôn có ưu thế vượt trội về thể lực. Nếu không quá thua sút về đẳng cấp cá nhân so với cầu thủ đá chính, thì các cầu thủ vào sân thay người chính là vũ khí lợi hại, là "siêu dự bị" như người ta thường nói. Cuối cùng, trong phần lớn trường hợp thì thay người tức là thay cả cách chơi. Các bàn thắng muộn do vậy còn nói lên sự phong phú về mặt chiến thuật.
|
Trong 5 vòng đấu ở Premier League, có đến 4 trận cầu thủ vào sân từ ghế dự bị lập công cho M.U. Tổng cộng, họ góp 5 bàn và 3 đường chuyền thành bàn. Huyền thoại Alex Ferguson vừa khen ngợi khả năng ghi bàn thắng muộn của M.U mùa này. Giới hâm mộ hẳn vẫn chưa quên "cú ăn ba" huyền thoại của M.U dưới thời Ferguson. Ở trận chung kết Champions League 1999, M.U thắng ngược Bayern Munich 2-1, nhờ 2 bàn liên tiếp trong những phút chót, của hai cầu thủ vào sân tự ghế dự bị và Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjaer.
Thường xuyên ghi bàn thắng muộn - đấy cũng chính là đặc điểm của M.U thời Ferguson. Ở Premier League mùa này, nếu Man City không ghi được bàn thắng muộn trong các trận gặp Everton hoặc Bournemouth, thì chính họ cũng đã bị M.U bỏ xa mất rồi!
Bình luận (0)