Lễ hội đền Trần (P.Lộc Vượng, Nam Định) năm nay đã không còn xảy ra cảnh chen, cướp ấn. Tuy nhiên, kiểu phát ấn được “đặt hàng” từ trước khiến người ta ngầm hiểu những cuộc mua bán lộc ấn vẫn diễn ra.
Quyết định không phát ấn sau khi khai ấn đã khiến số lượng du khách về trẩy hội đền Trần vào đêm 14 tháng giêng giảm đi đáng kể. Tuy vậy, dù trời lạnh, mưa, nhưng hàng chục ngàn người vẫn kiên nhẫn chầu chực trước cửa đền, chờ đợi vào lễ đúng “giờ thiêng”. Càng đến gần nửa đêm, dòng người càng đổ về nhiều hơn, mang theo lỉnh kỉnh đồ lễ. Sau khi phát ấn, người ta không còn thấy cảnh chen nhau cướp ấn, mà thay vào đó là cảnh xô đẩy, chen chúc để được vào lễ trong đền. Nhiều người còn nhảy qua cả hàng rào để chen chân vào đền. Trong khu vực điện thờ, vẫn còn những hình ảnh rải tiền lẻ thiếu văn hóa. Có du khách còn cố để tiền vào tận trong lòng tượng vua Trần.
|
Nhiều du khách đã gần như thức trắng, chờ đợi đến sáng để lấy được những lá ấn đầu tiên. Từ trước giờ phát ấn tới một tiếng đồng hồ, hàng ngàn người đã đứng xếp hàng dài ở khu vực đền Thiên Trường và đền Trùng Hoa. So với những mùa lễ hội trước, năm nay, lực lượng bảo đảm an ninh tại đền đỡ vất vả hơn nhiều. Người dân bình tĩnh xếp hàng chờ đợi lấy ấn, không còn thấy cảnh chen, cướp kinh hoàng. Nhiều người nói vui rằng “lễ phát ấn năm nay diễn ra trong yên bình”.
Đặt mua trước với số lượng lớn
Giá dịch vụ tăng chóng mặt
Dịch vụ trông giữ xe vào đền Trần cũng tăng giá chóng mặt. Cụ thể, trước 17 giờ, giá gửi một chiếc xe máy tại khu đất trống cách đền Trần khoảng 1 km có giá 30.000 đồng/xe. Sau 20 giờ, nghĩa là sắp tới giờ cử hành lễ, giá được đội lên 50.000 đồng/xe. Trong khi đó, giá trông một chiếc ô tô không dưới 200.000 đồng/xe. Trong khi đó, những nhà nghỉ cách đền Trần trên dưới 1 km một chút, giá thuê dao động từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/phòng/đêm.
|
Không may mắn như du khách trên, một phụ nữ trung niên mang hóa đơn đến để lấy 10 lá ấn. Nhưng bà không vui khi nhận ấn mà thắc mắc với nhân viên: “Các chú cho tôi xin lại tiền thừa được không? Lúc tôi đặt với giá là 20.000, mà giờ chỉ có 10.000 đồng thôi”. Những người phát ấn nhìn nhau, rồi quay ra nói với du khách: “Cái này chúng tôi không biết, chị lên hỏi các cụ ở nhà đền”. Hỏi thì bà cho biết: “Tôi đặt từ tháng 9 năm ngoái cơ đấy. Hồi đó người ta còn định làm ấn bằng vải nên phải trả 20.000 đồng, mà hôm nay mới biết họ làm bằng giấy, chỉ mất có 10.000 thôi”.
Cũng ngay trước khu vực điện thờ tại đền Cố Trạch, hoạt động mua bán bùa khá rôm rả. Anh bán hàng chào mời chúng tôi: “Chị mua bùa an trạch để nhà cửa, đất đai được bình an. Còn bùa cầu an này thì mua giữ bên mình để được may mắn. Nhà có ai còn đi học thì cho bùa vào cặp sách để học hành giỏi giang”. Thấy chúng tôi còn đang ngập ngừng suy nghĩ, anh tiếp tục: “Chị yên tâm, các lá bùa này các thầy ở đền đã cúng cả rồi”. Với lời tiếp thị trên, nhiều du khách sẵn sàng chi 20.000 đồng để mua lá bùa an trạch, hay 5.000 đồng cho một lá bùa cầu an bé xíu.
Hà An - Minh Ngọc
Bình luận (0)