Mua cầu thủ 10 tỉ nhưng tiếc tiền trả lương bác sĩ

30/08/2014 03:00 GMT+7

Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong bóng đá, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa VFF và các CLB.

Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong bóng đá, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa VFF và các CLB. 

>> VFF tiếp tục mời HLV Nhật Bản
>> VFF thiết lập đường dây nóng ở hai lượt trận cuối
>> VFF kiên quyết đấu tranh với tiêu cực trong bóng đá

 Mua cầu thủ 10 tỉ nhưng tiếc tiền trả lương bác sĩ
HLV Miura đã điều chỉnh các bài tập thể lực phù hợp hơn, hạn chế chấn thương - Ảnh: Ngô Nguyễn

Ông Cao Văn Chóng - Tổng giám đốc Công ty CP thể thao Bình Dương (BD) - chia sẻ: “Tôi đọc các bài báo của Thanh Niên về chủ đề chấn thương và thấy rằng phân tích của các chuyên gia về những lý do dẫn đến chấn thương là rất chính xác. Mới đây, ông Miura - HLV đội tuyển VN và cả ông Koji - Trưởng giải V-League còn nêu một thực trạng nữa thuộc về phong cách đá bóng của cầu thủ VN là ham rê dắt, quá rườm rà nên tạo “cơ hội” cho đối phương phạm lỗi, đá thô bạo. Các chuyên gia Nhật đã khuyên VFF và các CLB cần phải can thiệp ngay từ khâu đào tạo trẻ để cầu thủ không còn mang phong cách đá bóng rất lạc hậu ấy nữa”.

Vấn đề phòng tránh chấn thương được đội SHB Đà Nẵng đặt lên hàng đầu. Đó là phát biểu của ông Bùi Xuân Hòa - Tổng giám đốc CLB. “Lý do cầu thủ nội hay bị chấn thương còn xuất phát từ việc nhiều CLB hay đốt cháy giai đoạn, ngay từ khâu tuyển chọn lại thích lấy cầu thủ nhỏ con vì thường cầu thủ nhỏ có kỹ năng tốt song lại mắc điểm yếu về sức mạnh, dễ chấn thương. Vì đề cao vấn đề thể lực nhằm tránh chấn thương cho cầu thủ nên Đà Nẵng rất coi trọng khâu kiểm tra ban đầu ở các lứa trẻ. Nhưng nói một cách công bằng thì chỉ có các CLB làm thôi thì không đủ và rất khó cải thiện được thể trạng cầu thủ nội. Bởi đây là vấn đề mang tầm vĩ mô, cần phải có chiến lược đồng bộ, dài hơi từ phía trên”, ông Hòa nói.

Nghiên cứu khá kỹ về các chấn thương xảy ra tại các CLB và đội tuyển, ông Nguyễn Văn Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Thể thao VN tạm kết luận: “Trong bóng đá, tỷ lệ chấn thương trong mùa giải không đều nhau, thường đầu mùa và cuối mùa dễ xảy ra. Nhiều HLV chưa xây dựng được chế độ tập luyện khoa học nên cầu thủ bị rơi vào tình cảnh quá sức. Tại VN, trang thiết bị tập luyện không phù hợp, nhiều khiếm khuyết cũng là lý do chính dẫn đến các ca chấn thương. Hơn nữa, nhiều CLB vung tiền mua cầu thủ, chiêu mộ HLV giỏi nhưng lại không thèm để ý đến bác sĩ thể lực vì cho rằng không cần thiết. Tôi nói thật là mua cầu thủ có thể 10 tỉ đồng nhưng lương tháng cho bác sĩ thấp hơn rất nhiều, vài triệu đồng thôi nhưng có khi cứu được cầu thủ 10 tỉ khi anh ta bị chấn thương”.

Ông Phú nói tiếp: “Thêm một yếu tố nữa cũng đặc biệt quan trọng. Ở VN, các văn bản xử lý những tình huống dẫn đến bạo lực sân cỏ còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Chính cách giải quyết “rụt rè” ở nhiều vụ việc đã khuyến khích các cầu thủ đá láo, thô bạo, sẵn sàng làm què giò đối thủ. Tại châu Âu, chỉ cần cầu thủ tỏ ra ác ý thôi cũng đã bị phạt rất nặng, thậm chí treo giò cả mùa, mất cả sự nghiệp. VFF là nơi hiểu hơn ai hết vấn đề này và nên có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực”.  

Lan Phương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.