Mưa lũ gây nhiều thiệt hại

11/09/2011 11:04 GMT+7

(TNO) Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư sáng nay 11.9 cho biết, khu vực đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh ven biển trên cả nước ngày 10.9 đã có mưa, mưa vừa và mưa to.

Lượng mưa tại Văn Lý (Nam Định) là 134mm, tại Thái Bình 120mm, Cúc Phương (Ninh Bình) 104mm, Thanh Hóa 243mm, Quỳ Hợp (Nghệ An) 140mm, Hương Khê (Hà Tĩnh) 254mm... Mưa như trút nước đã gây một đợt lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Dự báo, chiều nay 11.9, lúc trên các sông thuộc khu vực này có khả năng lên mức báo động (BĐ) 1, có nơi trên BĐ1.

Lũ trên các sông khác ở miền Trung và và khu vực Tây Nguyên tiếp tục lên, thượng nguồn sông La có khả năng lên mức BĐ1 - BĐ2.

Trong khi đó, do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường, trong những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên sẽ lên nhanh. Dự báo, ngày 14.9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 4m (ở mức BĐ2); tại Châu Đốc lên mức 3,5m (ở mức BĐ2); các trạm chính vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên lên mức BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, trong ngày 10.9, lũ trên sông Phan và sông Dinh đã lên nhanh, vượt BĐ3 lần lượt là 0,75m và 1,05m. Mưa, lũ đã làm ngập 140 căn nhà, 293 ha lúa, 358 ha hoa màu và sạt lở 800m kênh mương thủy lợi, 100m đường giao thông tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và La Gi.

Tại Nghệ An, mưa lớn đã gây ngập từ 0,5 đến 1,3m tại một số vị trí trên tuyến đường liên huyện ĐT598A và ĐT545. Địa phương đã có công điện chỉ đạo đối phó với mưa, lũ và tiến hành cắm tiêu, cử người trực và phân luồng đảm bảo giao thông.

Than Uyên (Lai Châu)

53 mm

 

Như Xuân (Thanh Hóa)

168 mm

Kim Bôi (Hòa Bình)

66 mm

 

Tĩnh Gia (Thanh Hóa)

407 mm

Văn Chấn (Yên Bái)

66 mm

 

Quỳ Châu (Nghệ An)

132 mm

Yên Bái (Yên Bái)

65 mm

 

Quỳ Hợp (Nghệ An)

140 mm

Cô Tô (Quảng Ninh)

52 mm

 

Tây Hiếu (Nghệ An)

210 mm

Cửa Ông (Quảng Ninh)

63 mm

 

Quỳnh Lưu (Nghệ An)

110 mm

Bạch Long Vỹ (Hải Phòng)

54 mm

 

Con Cuông (Nghệ An)

120 mm

Hòn Dấu (Hải Phòng)

51 mm

 

Đô Lương (Nghệ An)

130 mm

Ba Vì (Hà Nội)

54 mm

 

Hòn Ngư (Nghệ An)

73 mm

Nam Định (Nam Định)

98 mm

 

Tương Dương (Nghệ An)

88 mm

Văn Lý (Nam Định)

134 mm

 

Vinh (Nghệ An)

104 mm

Hà Nam (Hà Nam)

51 mm

 

Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

51 mm

Ninh Bình (Ninh Bình)

86 mm

 

Hương Sơn (Hà Tĩnh)

74 mm

Nho Quan (Ninh Bình)

84 mm

 

Hương Khê (Hà Tĩnh)

254 mm

Cúc Phương (Ninh Bình)

104 mm

 

Đông Hà (Quảng Trị)

55 mm

Thái Bình (Thái Bình)

120 mm

 

Cồn Cỏ (Quảng Trị)

83 mm

Thanh Hóa (Thanh Hóa)

243 mm

 

Khe Xanh (Quảng Trị)

67 mm

Yên Định (Thanh Hóa)

91 mm

 

A Lưới (Thừa Thiên - Huế)

66 mm

Sầm Sơn (Thanh Hóa)

197 mm

 

Trà My (Quảng Nam)

93 mm

Bái Thượng (Thanh Hóa)

113 mm

 

Long Khánh (Đồng Nai)

54 mm

Phụ lục: Lượng mưa ngày 10.9.2011
(Kèm theo báo cáo nhanh công tác trực ban PCLB ngày 10.9.2011)
* Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoạt động của đới gió đông nam, từ ngày 9 đến 11.9, trên địa bàn Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to, đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển phía nam Thanh Hóa.

Lượng mưa trung bình từ 90-180mm. Đặc biệt một số nơi có lượng mưa lớn như Tĩnh Gia trên 500mm, TP Thanh Hóa 300mm, Như Xuân 250mm, Nông Cống 250mm. Mực lớn đã khiến trên 5.000 ha lúa màu ở Thanh Hóa bị ngập úng. Trong đó Tĩnh Gia có tới 4.000ha bị ngập, Triệu Sơn 350ha, Nông Cống 300ha, Như Thanh, Như Xuân trên 100ha. Hiện nay tại một số địa phương có lương mưa lớn như Tĩnh Gia đã bắt đầu xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ.


Mưa lớn đã khiến hơn 500 ha lúa màu của Thanh Hóa bị ngập úng - Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng ban Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Hiện một số hồ đập trên địa bàn như hồ Cửa Đạt, hồ Asen, hồ Hao Hao, hồ sông Mực… mực nước đã ở tương đối cao và bắt đầu chu trình xả tràn. Trong đó mực nước tại hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt đã đạt 99,07m, vượt cao trình xả tràn gần  2m nước.

Hiện Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thanh Hóa đang chỉ đạo cho các ban ngành, địa phương tập trung nhiệm vụ tiêu úng cho các diện tích lúa màu bị ngập úng. Một số huyện đồng bằng ven biển và miền núi trung du phải chú trọng công tác đảm bảo an toàn các hồ đập trên địa bàn và tránh tình trạng sạt lở đất. Đặc biệt, những hồ đập nhỏ thuộc sự quản lí của các huyện, xã phải thực hiện nghiêm túc việc tuần tra theo dõi giám sát. Nếu có tình huống xấu xảy ra có thể bố trí lực lướng xử lí kịp thời.

Quang Duẩn - Ngọc Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.