Trước tình hình trên, giáo sư Ken Suslick thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã phát triển một hệ thống mới có giá thành thấp nhưng có khả năng "đánh hơi" vi khuẩn gây hại với tốc độ nhanh hơn.
Các bệnh viện thường xét nghiệm vi khuẩn lây nhiễm bằng cách ủ các mẫu máu trong lọ từ 24 - 48 giờ để thiết bị cảm biến trong đó xác định có hay không sự hiện diện của vi khuẩn. Tuy nhiên, sau đó vẫn cần phải xác định đó là loại vi khuẩn nào và quá trình xử lý mất hơn 1 ngày. Giáo sư Suslick cho rằng trong 72 giờ, họ sẽ chẩn đoán được bệnh nhưng bệnh nhân có thể đã tử vong do nhiễm trùng.
Chiếc "mũi nhân tạo" của giáo sư Suslick là một hệ thống bao gồm các thẻ in với một dãy gồm 36 chấm nhuộm màu phản ứng chéo, chỉ đổi màu khi phát hiện ra các hóa chất trong không khí xung quanh, chẳng hạn như hóa chất sản sinh trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn mà một số nhà vi trùng học có thể phân biệt bằng cách sử dụng khứu giác.
Để thử nghiệm hệ thống, các mẫu máu được phết lên các chất gel sinh trưởng trong các đĩa có nắp chuyên dùng, mỗi đĩa có một trong các dãy chấm nhuộm màu được gắn bên trong nắp. Các dãy này cứ nửa tiếng lại được kiểm tra và những thay đổi về màu sắc của mỗi chấm được ghi lại. Dựa vào các dữ liệu này, toàn bộ 10 vi khuẩn có thể được xác định với độ chính xác đến 98,8%.
Hệ thống mới chỉ mất vài giờ để cho ra các kết quả, không chỉ đơn giản hóa mọi thứ bằng cách kết hợp phát hiện và nhận dạng thành một bước, mà còn cho biết khả năng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn. Công nghệ hiện đang được cải tiến và sẽ được thương mại hóa thông qua iSense, công ty do Suslick sáng lập.
K.H
Bình luận (0)