Mùng 1 Tết: Đền, chùa ở Hà Nội ken đặc người đi lễ

19/02/2015 15:17 GMT+7

(TNO) Sáng nay, 19.2 (mùng 1 Tết), người Hà Nội nô nức đi lễ chùa trong tiết trời đúng kiểu Tết miền Bắc: se se lạnh, có mưa xuân.

(TNO) Sáng nay, 19.2 (mùng 1 Tết), người dân Hà Nội nô nức đi lễ chùa trong tiết trời đúng kiểu Tết miền Bắc: se se lạnh, có mưa xuân.

mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanAi cũng phấn khởi đi lễ chùa đầu năm
Các chùa Trấn Quốc, chùa Hà, chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh, phủ Tây Hồ… đông vui từ lúc sang canh giao thừa.
Từ sáng sớm đến chiều, dù Hà Nội chưa tạnh mưa, dòng người từ khắp các nơi đổ về các ngôi chùa, đền, phủ cổ kính của Hà Nội vẫn không ngớt.
Nhiều đoàn khách nước ngoài ăn Tết tại Việt Nam cũng ghé lại các đền chùa, tìm hiểu phong tục đi lễ chùa của người Việt.
Theo quan niệm của nhiều người, mùng 1 Tết Nguyên đán đến các chùa, đền, phủ để cầu một năm mới bình an, thịnh vượng cho cả nhà trong năm. Trời mưa nhẹ là dấu hiệu của một năm mát mẻ, mọi việc hanh thông.
Quan sát của phóng viên Thanh Niên Online cho thấy năm nay, việc đốt tiền vàng, mã tại các đền, phủ, chùa trong ngày mùng 1 Tết đã giảm đáng kể so với các năm trước.
Những hình ảnh người dân đội mưa xuân đi lễ chùa do phóng viên Thanh Niên Online vừa ghi lại.
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanNhà nhà đi lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, bình anmong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanNườm nượp người đến chùa Trấn Quốc trong sáng naymong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanNhững vị khách đến từ nước Anh chăm chú nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về truyền thống đến chùa đầu năm của người Việt khi ghé chùa Trấn Quốc sáng naymong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanÙn tắc trước đền Quán Thánh vì lượng người vào đền rất đông, các bãi gửi xe máy tràn ra vỉa hè
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanLễ phủ Tây Hồ dưới trời mưa
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanVất vả để bưng lễ vật vào phủ Tây Hồ, quận Tây Hồmong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanNăm nào cũng vậy, phủ Tây Hồ luôn chật kín du khách thập phương đến lễ vào dịp đầu nămmong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanĐội mưa xuân đi lễ phủ Tây Hồ ngày mùng 1 Tết
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanTrẻ em thích thú khi trời mưa
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuan
mong-1-Tet-nguoi-Ha-Noi-no-nuc-di-le-chua-trong-mua-xuanNhững đứa trẻ hồn nhiên dưới ô che, áo mưa của bố mẹ trên đường đi lễ chùa đầu năm mới
 
Huế kẹt đường đi lễ chùa, viếng mộ

Sáng mùng 1 tết, thời tiết ở Huế nắng hửng đẹp. Thời tiết thuận lợi cũng góp phần khiến cho các tuyến đường đến chùa, nghĩa trang ở khu vực tây nam TP.Huế đông nghẹt người đi lễ chùa cầu an và viếng mộ đầu năm.
Huế kẹt đường đi lễ chùa, viếng mộ - ảnh 5Dịch vụ bán nhang, đèn xuất hiện dọc tuyến đường lên các nghĩa trang
Trong đó, tuyến đường Tam Thai từ Đàn Nam Giao lên Nghĩa trang nhân dân TP.Huế với lượng người đi viếng mộ đông đúc đã khiến tuyến đường kẹt xe cục bộ ở nhiều điểm. Đến hơn 15 giờ chiều tuyến đường này vẫn còn đông nghẹt người.

Người dân cố đô Huế đa phần là Phật tử nên ngày mùng 1 tết hầu như ai cũng phải lên chùa lễ Phật cầu an.

Mùng 1 cũng là ngày vía đức Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai với gương mặt luôn hoan hỉ, vui tươi. Người Huế quan niệm đi lễ Phật đầu năm sẽ mang lại hạnh phúc an lạc cho cả năm. Thêm nữa việc đi chùa đầu năm cũng là lý do hướng thiện, một việc lành khiến cho cả năm sẽ được an vui.

Việc nhiều người đi viếng mộ đầu năm cũng đã khiến cho nhiều dịch vụ tâm linh có cơ hội kiếm tiền mang tính thời vụ. Theo đó, quanh khu vực Đàn Nam Giao lên đến Nghĩa trang nhân dân TP.Huế xuất hiện hàng trăm điểm bán nhang đèn, hoa, vàng mã… để phục vụ người đi viếng mộ.

Tại thắng tích Phật bà Quán Thế Âm (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) ngoài nhang, đèn còn có dịch vụ bán nước để cầu nguyện. Mỗi người đến đây đều mua một chai nước, thẻ nhang để đặt dưới chân tượng đài cầu nguyện. Nhiều người tin rằng sau khi cầu nguyện, uống chai nước sẽ được linh nghiệm, mọi bệnh tật tiêu trừ và mọi mong ước đều đạt được.
Bùi Ngọc Long
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.