Muôn kiểu sếp quấy rối tình dục nữ nơi công sở 'trả giá' hàng triệu USD

30/05/2015 11:05 GMT+7

(TNO) Lắm công ty ở Mỹ đã phải bỏ bạc triệu, chục triệu, thậm chí trăm triệu USD ra để bồi thường vì nhân viên, thường là các lãnh đạo nam giở thói sàm sỡ nơi công sở. Lắm lúc hành vì quấy rối tình dục chỉ giới hạn trong các lời lẽ thô tục nhưng cũng đã đủ để thổi bay bạc triệu USD.

(TNO) Lắm công ty ở Mỹ đã phải bỏ bạc triệu, chục triệu, thậm chí trăm triệu USD ra để bồi thường vì nhân viên, thường là các lãnh đạo nam giở thói sàm sỡ nơi công sở. Lắm lúc hành vi quấy rối tình dục chỉ giới hạn trong các lời lẽ thô tục nhưng cũng đã đủ để thổi bay bạc triệu USD.

Đây cũng là bài học cho chính các công ty ở Việt Nam thường không có những quy định cụ thể trong quy tắc ứng xử, chế tài về các hoạt động quấy rối tình dục nơi làm việc nên người lao động thường rất thiệt thòi và phải cam chịu. 
Dưới đây là 7 vụ kiện quấy rối tình dục được bồi thường "khủng" nhất ở Mỹ, đất nước nở rộ kiện tụng vì quấy rối tình dục.
7,1 triệu USD vì sếp ôm eo, chạm ngực
Chỉ sau chưa đầy 3 tháng làm việc tại công ty luật Baker & McKenzie, cô thư ký luật Rena Weeks đã đút túi 3,5 triệu USD (chưa kể tiền lương). Mà đó đã là số tiền giảm phân nửa giá chứ ban đầu, hội đồng xét xử tại một tòa án ở San Francisco còn quyết định "thưởng" cho cô đến 7,1 triệu USD.
Những chuyện như thế này không phải là hiếm nơi công sở - Ảnh: Shutterstock
Chuyện bắt đầu từ thói quen thích sờ soạng lung tung của luật sư Martin Greenstein - sếp trực tiếp của Weeks tại công ty luật lớn nhất thế giới kể trên (vào thời điểm 1994, khi phán quyết được đưa ra). Ông này bị cô thư ký cáo buộc là liên tục quấy rối tình dục: chộp tay vào ngực cô, đổ kẹo M&M lên túi áo trước ngực cô, ôm eo cô.
10,6 triệu USD vì dám bình loạn... "vòng 1"
Người được bồi thường món tiền khủng 10,6 triệu USD cũng là nhân viên cấp thấp: bà Carla C. Ingraham, một trợ lý kinh doanh tại Công ty dịch vụ tài chính UBS tại Kansas, Mỹ (trực thuộc UBS AG có trụ sở ở Thụy Sĩ).
Chính công ty này phải bỏ tiền ra mà đền cho Ingraham khi sếp của bà - một người giám sát ở công ty còn chưa kịp "làm" gì, có điều nói những lời "không thích hợp" với cấp dưới.
Trong vụ kiện vào năm 2011, bà Ingraham - lúc đó 51 tuổi - tố rằng vị giám sát này liên tục "bình loạn" về vòng 1 của bà, khoe khoang về kích thước "biểu tượng bản lĩnh đàn ông" của mình, còn gọi bà vào phòng làm việc của ông để cho xem các email có nội dung kích dục.
Sở dĩ UBS phải đền to như vậy là do phớt lờ, không xử lý người giám sát kể trên, thậm chí còn đuổi việc Ingraham sau khi bà tố sếp của mình lên lãnh đạo công ty.
11,6 triệu USD vì sa thải người tố cáo
Ông huấn luyện viên nổi tiếng Isiah Thomas của đội bóng rổ New York Knicks ở Mỹ hồi năm 2007 bị tòa án tại New York kết luận rằng đã quấy rối tình dục một nữ nhân viên làm việc cho đội bóng, cô Anucha Browne Sanders. Tòa án ra lệnh bồi thường cho cô này đến 11,6 triệu USD nhưng kẻ phải móc tiền túi không phải là ông huấn luyện viên.
Nhà thi đấu đa năng Madison Square Garden - chủ sở hữu đội bóng - phải chi đến 8,6 triệu USD. 3 triệu USD còn lại thuộc trách nhiệm chi trả của ông James L. Dolan, chủ tịch Cablevision - công ty mẹ của nhà thi đấu Madison Square Garden và đội bóng New York Knicks.
Cô Sanders, 44 tuổi (vào thời điểm vụ kiện năm 2007) cho biết huấn luyện viên Thomas, người đồng thời giữ chức giám đốc tiếp thị và điều hành kinh tế ở câu lạc bộ New York Knicks đã có thái độ thù nghịch và quấy rối cô suốt 2 năm. Một tháng sau khi tố cáo hành vi quấy rối tình dục của Thomas, cô bị sa thải.
Trong số tiền 11,6 triệu USD kể trên, 6 triệu là để bồi thường cho môi trường làm việc thù hằn mà Sanders phải chịu đựng, còn 5,6 triệu USD để bồi thường việc sa thải cô này, báo New York Times đưa tin.
21 triệu USD
21 triệu USD là số tiền mà Linda Gilbert, nhân viên tại một nhà máy ở Detroit (Mỹ) của hãng xe DaimlerChrysler được tòa án " tặng".
Gilbert tố trước tòa rằng các đồng nghiệp tại DaimlerChrysler đã đặt cho cô ta đủ cái tên tàn bạo, cố tình để những hình vẽ, hình chụp thô tục, gợi tình gần tủ của cô tại nơi làm việc. Gilbert bảo cô đã phải chịu đựng quấy rối tình dục suốt nhiều năm trời.
Thế là vào năm 1999, cô thắng kiện DaimlerChrysler đến 21 triệu USD, một trong những khoản bồi thường quấy rối tình dục khủng nhất dành cho một cá nhân đơn lẻ tính tới thời điểm đó.
Nhưng DaimlerChrysler kháng án và lần này, tòa án tối cao Michigan trong phút chốc làm bốc hơi toàn bộ số tiền kếch xù kể trên khỏi túi Gilbert, bảo rằng phán quyết trước đó là sản phẩm của sự thiên vị và để cảm xúc chi phối. Giấc mơ triệu phú tưởng đã chạm tay Gilbert trong tích tắc tan thành mây khói.
30 triệu USD cho 6 nhân viên siêu thị
6 phụ nữ làm việc tại siêu thị Ralph ở California đã kiện một giám đốc siêu thị ra tòa, bảo rằng ông này là nỗi ám ảnh của họ trong suốt một năm, thường xuyên buông lời mơn trớn khiếm nhã với họ, ném đồ đạc vào họ, có khi ném túi thư từ nặng trịch, ném lô 12 lon soda, ném cái điện thoại...
Nguyên đơn tố cáo chuỗi siêu thị Ralph là cố tình che đậy, dung túng cho hành động sai trái của ông này vì ông rất giỏi chuyên môn, giúp tăng doanh số bán hàng. Vào năm 2002, tòa án buộc Ralph phải bồi thường tổng cộng 30 triệu USD cho 6 phụ nữ kể trên.
Siêu thị Ralph từng "dính chưởng" bồi thường vì nhân viên quấy rối tình dục đồng nghiệp - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, đến 2006, một tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết rằng số tiền đó là quá mức và giảm nó xuống. Mức bồi thường cuối cùng nhỏ hơn rất nhiều so với con số 30 triệu USD và khác nhau trên từng nguyên đơn.
95 triệu USD vì đồng nghiệp quấy rối
Một tòa án ở Illinois hồi năm 2011 đã cần đến 3 ngày để cân nhắc trước khi đưa ra phán quyết công ty bán đồ nội thất và điện tử ở Mỹ Aaron phải bồi thường cho nhân viên Ashley Alford đến 95 triệu USD vì không xử lý thích đáng, để cho nhân viên quấy rối tình dục cô kéo dài. Nhưng số tiền này sau đó được "giảm giá" xuống còn 40 triệu USD vì con số ban đầu vượt trần áp vào hành vi quấy rối tình dục theo luật pháp của Illinois.
Alford cho biết ngay khi cô gia nhập đội ngũ nhân viên kinh doanh của một cửa hàng thuộc Aaron, cô lập tức trở thành nạn nhân của "chiến dịch quấy rối tình dục" do các nam nhân viên tấn công.
Alford bảo cô thường xuyên phải nghe những lời lẽ thô tục, dâm dật, những lời trêu chọc trắng trợn liên quan đến tình dục. Richard Moore - giám đốc cửa hàng là người quấy rối Alford dữ dội nhất, suốt ngày khen cô đẹp, khen vòng một của cô tròn trịa, sờ soạng cô. Đỉnh điểm của hành vi quấy rối tình dục xảy ra vào tháng 9.2006, khi Alford đang ngồi trong phòng kho của cửa hàng, Moore từ phía sau lao tới, nắm tóc cô, mở khóa kéo quần lôi "cái ấy" ra và dùng nó để "đập vào đỉnh đầu" Alford.
Một lần khác, Moore đè Alford xuống ghế salon, kéo áo cô lên, khống chế cô và "tự sướng" cho đến khi xuất tinh lên ngực cô.
Alford bảo cô đã gọi vào đường dây nóng chống quấy rối tình dục của công ty, đã viết đơn tố cáo hành vi của sếp nhưng chưa bao giờ được giải quyết thích đáng, thậm chí còn bị từ chối một cơ hội thăng tiến bởi sự tố cáo của mình.
Đa phần nạn nhân bị quấy rối tình dục là phụ nữ- Ảnh: Shutterstock
168 triệu USD vì đề nghị "quan hệ"
Vào năm 2012, một tòa án ở Mỹ đã ra phán quyết buộc Bệnh viện đa khoa Mercy (bang California) phải bồi thường đến 168 triệu USD cho một nhân viên đơn lẻ, cô Ani Chopourian - trợ lý bác sĩ tại bệnh viện. Trong số này, 125 triệu USD là để trừng phạt bệnh viện, 39 triệu USD để bồi thường cho nỗi khổ sở về tinh thần mà nguyên đơn phải chịu đựng trong khoảng thời gian làm việc tại đây, thêm 3,5 triệu USD bồi thường cho thiệt hại về lương bổng.
Chopourian tố các nam bác sĩ nhiều lần đề nghị cô quan hệ tình dục, buông những lời lẽ thô tục liên quan đến tình dục, những câu mắng nhiếc cộc cằn lên cô. Có lần một bác sĩ còn dùng kim tiêm đâm vào Chopourian và gọi cô là "đứa con nít ngu ngốc".
Chopourian nhiều lần viết đơn tố cáo môi trường làm việc dâm dục ở bệnh viện, có lần gặp lãnh đạo nói thẳng "nhưng họ chỉ cười". Chỉ đến khi bị buộc bồi thường 168 triệu USD, mấy ông lãnh đạo mới... hết cười.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.