Trong một báo cáo tháng 10.2017, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các hoạt động tiền tệ, cũng như chính sách ngoại hối và chính sách kinh tế của Ấn Độ sau khi nhận thấy nước này đang "gia tăng quy mô và bền bỉ" mua ngoại tệ không chỉ của Mỹ, mà còn của các quốc gia khác. Động thái này nhiều khả năng sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ ba châu Á phải đối mặt với những ảnh hưởng xấu từ việc bị dán nhãn “thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, ngay cả khi không chính thức bị gọi là nước thao túng tiền tệ, thì chỉ riêng việc bị Bộ Tài chính Mỹ giám sát cũng đã đủ để hạn chế quyền tự do của chính quyền New Delhi trong việc quản lý đồng rupee.
Để tránh sự kiểm tra kỹ lưỡng của Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) có thể đang tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm lượng ngoại tệ mua vào. Nhưng các chuyên gia cho rằng, lựa chọn này sẽ gây tốn kém cho nền kinh tế Ấn Độ vì nội tệ có thể trở nên đắt đỏ và khả năng cạnh tranh của đất nước sẽ bị giảm sút, đặc biệt trong thời điểm dòng vốn đổ vào vẫn mạnh.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, sức mua tiền tệ ròng của Ấn Độ tăng lên khoảng 42 tỉ USD, tương đương 1,8% tổng GDP của nước này trong 12 tháng, kể từ tháng 7.2016 đến tháng 6.2017. “Trong nửa đầu năm 2017, đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô và sự bền bỉ trong việc mua ngoại tệ của Ấn Độ”, Bộ Tài chính Mỹ cho hay.
RBI tăng cường mua ngoại tệ trong năm nay sau khi dòng vốn đổ vào cổ phiếu và trái phiếu Ấn Độ khiến đồng rupee đạt mức tăng mạnh nhất so với đồng USD trong hai năm qua. Các vụ mua - bán để đảm bảo đồng rupee không tăng đến mức có thể gây hại cho các nhà xuất khẩu và các công ty quốc tế khác cũng cho thấy dự trữ ngoại tệ của quốc gia Nam Á đã đạt mức cao nhất mọi thời đại 402,51 tỉ USD trong tháng 9.2017. Tuy nhiên, nếu Ấn Độ bị giới hạn khả năng mua các đồng tiền quốc tế, thì nỗ lực của họ trong việc tạo ra các khoản dự trữ ngoại tệ mạnh mẽ để đứng vững trước các cú sốc kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Được biết có ba tiêu chí để Bộ Tài chính Mỹ kiểm soát các hành vị tiền tệ không công bằng. Thứ nhất, một quốc gia có thặng dư thương mại tối thiểu 20 tỉ USD với Mỹ. Thứ hai, sức mua ngoại tệ ròng của quốc gia đó chiếm ít nhất 2% GDP trong khoảng thời gian 12 tháng. Và điểm cuối cùng là thặng dư tài khoản vãng lai ở mức tối thiểu 3%. Nếu một nền kinh tế nào đó đáp ứng hai trong ba tiêu chí này thì sẽ bị đưa vào danh sách giám sát, tăng nguy cơ vấp phải các lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ và nhiều khả năng bị gán mác “thao túng tiền tệ”. Hiện Mỹ đang theo dõi chính thức năm quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Thụy Sĩ.
Theo các chuyên gia, Ấn Độ hiện chỉ đáp ứng được một trong tổng số ba tiêu chí, đó là thặng dư thương mại với Mỹ đạt 23 tỉ USD trong 12 tháng, tính tới tháng 6.2017, cao hơn ngưỡng 20 tỉ USD trong quy định. Thâm hụt tài khoản vãng lai và sức mua ngoại tệ ròng của Ấn Độ là 1,8%, và điều này có thể giúp nước này tránh bị đưa vào danh sách giám sát chính thức của Mỹ ở thời điểm hiện tại.
“Chúng tôi tin rằng Mỹ đang chú ý nhiều hơn đến Ấn Độ trong thời gian gần đây vì nền kinh tế Ấn Độ đang tiến rất gần đến các tiêu chuẩn trao đổi ngoại hối mà Mỹ đưa ra. Đồng thời điều này cũng phản ánh sự tăng giá mạnh mẽ của đồng repee trong nửa đầu năm nay”, Radika Rao, nhà kinh tế học của công ty nghiên cứu DBS Group Research, viết trong một ghi chú.
tin liên quan
Ấn Độ tăng bậc ấn tượng trong bảng xếp hạng kinh doanh dễ dàngTheo Ngân hàng Thế giới (WB), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã và đang giúp giới doanh nghiệp dễ làm ăn hơn ở Ấn Độ.
Bình luận (0)