Mỹ điều khu trục hạm tàng hình tiên tiến nhất đến Thái Bình Dương

31/03/2015 19:44 GMT+7

(TNO) Mỹ sẽ triển khai mẫu khu trục hạm tàng hình mới nhất ra Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh trong khu vực trước các màn phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một phó đô đốc Hải quân Mỹ tuyên bố.

(TNO) Mỹ sẽ triển khai mẫu khu trục hạm tàng hình mới nhất ra Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh trong khu vực trước các màn phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một phó đô đốc Hải quân Mỹ tuyên bố.

HMAS Melbourne, một trong bốn khu trục hạm mang tên lửa lớp Adelaide của Hải quân Hoàng gia Úc, đang đậu tại cảng Sydney (Úc) vào hôm 6.3 - Ảnh: Reuters

Tại một hội nghị về hải quân ở Canberra, Chuẩn Đô đốc Mỹ Christopher J. Paul đã tìm cách trấn an đồng minh Úc khi tuyên bố Washington quyết tâm duy trì hiện diện quân sự hùng hậu tại Thái Bình Dương thông qua hành động triển khai thêm chiến hạm đến khu vực này, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin ngày 31.3.

Trong số các chiến hạm bổ sung, có tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, loại khu trục hạm tàng hình mới nhất của Mỹ, ông Paul cho hay. Ông khẳng định Úc là một đồng minh nòng cốt cho nỗ lực tăng cường hiện diện hải quân ở Thái Bình Dương của Mỹ.

Úc hiện đang theo đuổi một chương trình hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng khi đặt mua ít nhất 72 chiến đấu cơ tàng hình

Có những kẻ mong muốn hạn chế quyền tự do hàng hải và cố cản trở lưu thông trong vùng biển quốc tế, những kẻ tạo ra các diện tích đất nơi chẳng có gì, những kẻ tạo ra các đặc khu nơi cần được sử dụng chung và những kẻ tìm cách để cho các nước láng giềng biết rõ mình có một đội quân to lớn và sức mạnh kinh tế
Chuẩn Đô đốc Mỹ Christopher J. Paul

F-35, cũng như chiến hạm mới và một hạm đội tàu ngầm mới trị giá 50 tỉ USD, theo Wall Street Journal.

Chuẩn đô đốc Mỹ nhận định chiến hạm Úc đủ sức gia nhập “các đội tàu chiến diệt hạm trên biển”; theo đó, tàu đổ bộ Úc có thể phối hợp với khu trục hạm Mỹ, hoặc khu trục hạm mang tên lửa phòng không của Úc có thể liên thủ với khu trục hạm Zumwalt, để bảo vệ “một hòn đảo hoang nhỏ”.

“Đang có thay đổi về sức mạnh trong khu vực và thế giới đã trở nên bớt an toàn”, ông Paul cho hay.

“Có những kẻ mong muốn hạn chế quyền tự do hàng hải và cố cản trở lưu thông trong vùng biển quốc tế, những kẻ tạo ra các diện tích đất nơi chẳng có gì, những kẻ tạo ra các đặc khu nơi cần được sử dụng chung và những kẻ tìm cách để cho các nước láng giềng biết rõ mình có một đội quân to lớn và sức mạnh kinh tế”, chuẩn đô đốc Mỹ nói.

Wall Street Journal bình luận phát biểu của ông Paul dường như nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang có những tuyên bố và hành động khẳng định chủ quyền hung hăng tại biển Đông.

Phó Đô đốc Tim Barrett, tư lệnh Hải quân Úc, cho biết nước này vẫn đang xem xét về mức độ can dự vào Thái Bình Dương và một kế hoạch mang tính chiến lược đang được soạn thảo dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, các chiến dịch hải quân trong tương lai sẽ mang tính đa phương hơn, với việc tàu Úc chủ yếu tham gia vào các liên quân cùng đồng minh, ông Barrett khẳng định.

Nhận định về tàu chiến của Úc, Chuẩn Đô đốc Mỹ Paul cho rằng thế hệ chiến hạm mới của Úc, bao gồm các tàu khu trục mang tên lửa và chiến hạm đổ bộ loại lớn có khả năng chở 100 binh sĩ và trực thăng, có thể thích hợp với học thuyết Hải quân Mỹ vừa công bố gần đây mang tên “phân bổ sát thương” (distributed lethality).

“Việc chuyển sang trạng thái tấn công là cần thiết nhằm tạo ra thêm nhiều điều kiện thuận lợi để hướng sức mạnh đến những nơi đang cần”, Chuẩn Đô đốc Paul phát biểu.
Trung Quốc điều máy bay ném bom tầm xa tập trận ở Tây Thái Bình Dương
Quân đội Trung Quốc lần đầu tiến hành tập trận không quân tại Tây Thái Bình Dương vào ngày 30.3, với sự tham gia của các máy bay ném bom tầm xa, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.
Các máy bay của quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương sau khi bay qua eo biển Bashi, Reuters dẫn lời ông Shen Jinke, người phát ngôn của Không quân Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn công bố hình ảnh máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc cùng với phi hành đoàn trên đường băng vừa trở về từ cuộc tập trận trong ngày 30.3.
Tân Hoa xã ngày 30.3 cho biết đây là lần đầu tiên không quân tiến hành tập trận trong vùng không phận cách xa bờ biển Trung Quốc.
Ông Shen cho hay cuộc tập trận này cũng tương tự như những gì các “nước lớn” khác tiến hành.
Theo Reuters, eo biển Bashi là tuyến giao thông quan trọng cho cả hoạt động quân sự và viễn thông, với nhiều tuyến cáp ngầm dưới biển truyền tải dữ liệu. Cả Đài Loan và Philippines đều tuyên bố chủ quyền tại eo biển Bashi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.