Theo hãng thông tấn Sputnik, Mỹ đang đặt áp lực ngoại giao lên các nước thành viên EU với mục đích ngăn chặn việc Nga thực hiện dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 và qua đó có thể loại bỏ Gazprom, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga, ra khỏi thị trường năng lượng EU.
“Mỹ đang tìm cách chôn vùi dự án Nord Stream 2. Vì nếu dự án này được xây dựng thành công, Mỹ sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh lớn do Gazprom đại diện trong việc bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho các nước EU”, một nguồn tin ngoại giao nói với Sputnik.
Dự án Nord Stream 2 dự kiến sẽ xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt có công suất hằng năm tổng cộng là 55 tỉ mét khối. Tuyến đường ống này sẽ được đặt dọc với tuyến đường ống Nord Stream đầu tiên, bắt đầu từ bờ biển Nga, sau đó qua biển Baltic để đến một trung tâm tại Đức. Do đường ống dẫn khí không đi qua phần đất liền của EU, nên nó sẽ không phải tuân theo tất cả các quy định của thị trường nội bộ EU dưới khuôn khổ Gói Năng lượng Thứ Ba.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã thực hiện một vài bước để khiến dự án phải tuân thủ các quy định của EU, bao gồm cả yêu cầu đàm phán và việc xây dựng đường ống phải được các nước thành viên EU phê duyệt. Hôm 22.6, ông Maros Sefcovic, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu về Liên minh Năng lượng, cho biết Brussels vẫn hi vọng nhận được nhiệm vụ đàm phán từ các nước thành viên EU về nguyên tắc hoạt động chính của dự án đường ống Nord Streams 2 với Nga.
Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua một biện pháp nhằm mở rộng các lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên Nga, đồng thời ngăn chặn khả năng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước đó. Dự luật này hiện vẫn phải thông qua Hạ viện trước khi nó được đưa đến bàn của Tổng thống Trump. Nếu dự luật được thông qua, Mỹ sẽ có thể đưa ra những hạn chế mới đối với những doanh nghiệp trong nước muốn đầu tư vào các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dự án đường ống Nord Stream 2.
tin liên quan
Khí đốt Mỹ khó vượt Nga ở thị trường châu ÂuMặc cho nhiều nỗ lực được đưa ra, nhưng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)
của Mỹ sẽ khó có thể vượt qua nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang thị
trường châu Âu.
Bình luận (0)