Năm 2022, căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu rộng lớn ở Romania, chỉ cách nơi lực lượng Nga đóng quân ở Crimea khoảng 7 phút tên lửa bay qua biển Đen, đã trở thành trung tâm huấn luyện cho lực lượng NATO ở đông nam châu Âu. Lực lượng này sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên nếu Nga mở rộng tấn công xa hơn về phía tây, theo báo The New York Times.
Khoảng 4.000 binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn Dù 101 đã đồn trú tại căn cứ nói trên kể từ mùa hè năm ngoái, bao gồm các nhóm binh sĩ nhỏ thường xuyên tiến hành huấn luyện ngay trên biên giới giữa Romania với Ukraine. Trước đó, một đội nhỏ hơn từ Sư đoàn Dù 82 đã được điều động đến đây, một phần của lực lượng phản ứng nhanh sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự" ở Ukraine vào cuối tháng 2.2022.
Giám đốc CIA, tổng thống Ukraine lo viện trợ vũ khí từ Mỹ sẽ gặp khó vì lý do gì? |
Các binh sĩ của Sư đoàn Dù 101 sẽ rời đi trong hai tháng tới, và giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 21.1 cho biết họ sẽ được thay thế bởi một lữ đoàn khác cũng thuộc sư đoàn này. Ngoài ra, các quan chức cũng tiết lộ đơn vị quân đội Mỹ tại Romania sẽ được lãnh đạo bởi các nhân sự cấp cao, bao gồm cả tướng hai sao, với kế hoạch triển khai dự kiến kéo dài 9 tháng.
Quân đội Mỹ trong một cuộc diễu binh ở Bucharest, Romania, hồi tháng 12.2022 |
AFP |
Trước ngày 21.1, thông tin vẫn chưa rõ ràng về việc liệu Lầu Năm Góc sẽ duy trì đơn vị tại căn cứ không quân ở Romania hay chuyển lực lượng đi nơi khác.
Theo các nhà phân tích quân sự, việc cử một tướng hai sao của Mỹ đến gần khu vực chiến đấu sẽ cho phép Washington và đồng minh đưa ra quyết định nhanh chóng về nơi bố trí binh sĩ và vũ khí nếu xung đột Nga - Ukraine lan sang lãnh thổ NATO.
Lục quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố hôm 21.1 rằng động thái này "sẽ đảm bảo Mỹ tiếp tục sẵn sàng duy trì tư thế phòng thủ và răn đe mạnh mẽ cùng với các đồng minh của chúng tôi trên khắp lục địa châu Âu". Thông báo cũng nói Mỹ "sẽ tiếp tục điều chỉnh thái độ của mình khi cần thiết để đáp ứng môi trường an ninh chuyển động".
Tổng tham mưu trưởng Mỹ Milley: Rất khó để đánh bật quân Nga khỏi Ukraine trong năm 2023 |
Duy trì sự hiện diện của binh sĩ là một phần trong cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 6.2022 nhằm tăng cường lực lượng Mỹ ở châu Âu đối phó với Nga. Số binh sĩ này bao gồm khoảng 12.000 lính Mỹ hiện đang đóng ở phía tây Ba Lan để phối hợp với các lực lượng NATO ở Ba Lan và vùng Baltic.
Lực lượng Mỹ ở Romania đang huấn luyện binh sĩ từ các nước đồng minh NATO ở Bulgaria, Đức, Hungary và Slovakia. Mặc dù đây là một trong những đơn vị gần nhất với mặt trận Ukraine, họ không huấn luyện lực lượng của Kyiv về các hệ thống vũ khí tiên tiến đang được chuyển đến nước này.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, ngày 20.1 nói rằng Nga đã "thực sự hứng chịu thương vong lớn" ở Ukraine và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt xung đột.
"Thương vong của Nga - lần trước khi tôi trình bày công khai về việc này, tôi nói rằng con số đó là hơn 100.000. Tôi có thể nói rằng giờ đây con số này đã vượt xa mốc 100.000", ông Milley nói trong một cuộc họp báo cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở Đức, theo Business Insider.
Điểm mặt các loại xe chiến đấu bọc thép hạng nặng Mỹ, châu Âu viện trợ cho Ukraine |
Song ông Milley cũng cảnh báo rằng sẽ "rất, rất khó" để đẩy hàng nghìn binh sĩ Nga ra khỏi Ukraine trong năm 2023 và việc Ukraine giành chiến thắng trong năm nay là phi thực tế.
Bình luận (0)