Việc tích hợp tên lửa Patriot PAC-3 MSE do nhà thầu Lockheed Martin sản xuất và chủ yếu được lục quân sử dụng vào hệ thống phòng thủ của tàu chiến đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chực chờ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sau khi Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, theo Reuters hôm 25.10 dẫn lời 2 quan chức quân sự Mỹ không nêu tên.
Theo một nguồn tin khác, việc Hải quân Mỹ muốn lắp tên lửa Patriot PAC-3 MSE cho tàu chiến là động thái nhằm ứng phó sự phát triển trong công nghệ tên lửa Trung Quốc, bao gồm lĩnh vực sản xuất vũ khí bội siêu thanh.
Trung Quốc đã triển khai tên lửa bội siêu thanh đủ sức tấn công căn cứ Mỹ?
Chuyên gia phòng thủ tên lửa Tom Karako của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) cho hay hiện vẫn chưa biết Hải quân Mỹ cần bao nhiêu tên lửa Patriot PAC-3 MSE, nhưng nhu cầu tổng thể sẽ vượt qua năng suất hiện tại.
Cùng với nhu cầu mua vũ khí đang gia tăng đến từ nước ngoài, quân đội Mỹ trong những năm tới lên kế hoạch tăng hơn gấp đôi sản lượng tên lửa Patriot so với mức hiện tại.
Mỹ đã chọn Nhật Bản làm nơi đặt nhà máy sản xuất tên lửa Patriot, và Lockheed Martin muốn thiết lập một dây chuyền mới ở bang Florida để chế tạo hệ thống dẫn đường cho tên lửa này.
Patriot PAC-3 đã được sử dụng để bắn hạ tên lửa bội siêu thanh ở Ukraine. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ cho hay cần phải tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm trong thời gian tới để tích hợp hiệu quả Patroit PAC-3 MSE vào hệ thống phòng thủ của tàu chiến, cũng như kết nối với radar SPY-1 (cảm biến chính của hệ thống tên lửa Aegis).
Bình luận (0)