"Tôi mong muốn được tiếp tục làm việc với người đồng cấp từ Trung Quốc để thực hiện chính xác điều đó khi ông ấy đến thăm Washington trong tuần này", Ngoại trưởng Blinken phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 24.10 (theo giờ Mỹ).
Ông Blinken cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên giúp ngăn chặn xung đột lan rộng, trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas ở Dải Gaza vào Israel ngày 7.10 và cuộc đáp trả của Israel.
Điểm xung đột 24.10: Israel, Hamas giao chiến cục bộ; tấn công theo nhóm nhỏ của Ukraine hiệu quả ra sao?
"Các thành viên của hội đồng và đặc biệt là các thành viên thường trực, có trách nhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn cuộc xung đột này lan rộng", ông Blinken nhấn mạnh, đồng thời cảnh báo Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Tehran trong khu vực không nên mở thêm mặt trận trong xung đột Hamas-Israel, theo Reuters.
Ông Vương dự kiến sẽ đến Mỹ vào ngày 26.10 để hội đàm với ông Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, theo Reuters. Giới chức Mỹ mong muốn Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình với Iran và các nước khác ở Trung Đông để giúp ngăn chặn xung đột Hamas-Israel lan rộng.
Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho rằng dù Trung Quốc bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận của Mỹ đối với xung đột Hamas-Israel, hai bên có chung lợi ích là tránh một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.
Chuyên gia Jon Alterman, đứng đầu chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định rằng với tư cách là một nước tiêu thụ dầu lớn, Trung Quốc chắc chắn có lợi ích trong việc ngăn chặn một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Iran vì cuộc đối đầu như thế sẽ làm tăng giá dầu.
"Tuy nhiên, người Trung Quốc khó có thể thực hiện bất kỳ công việc nặng nhọc nào ở đây. Tôi dự đoán họ sẽ muốn có một ghế tại bàn đàm phán khi cuộc xung đột được giải quyết, nhưng họ không cảm thấy cần thiết hoặc không có nhiều khả năng để đẩy nhanh giải pháp", ông Alterman bình luận.
Tình trạng Israel ném bom và bao vây Gaza để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas đã khuấy động cơn giận ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo, và Washington lo ngại một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn của Israel vào Gaza có thể gây ra một cuộc xung đột rộng hơn.
Trong lúc xung đột tiếp diễn, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Nga và các quốc gia Ả Rập đã thúc đẩy việc tạm dừng hoặc ngừng bắn để viện trợ nhân đạo có thể được chuyển đến người dân Palestine, theo Reuters.
Tàu sân bay Mỹ đến thẳng Trung Đông, không hội quân ở Địa Trung Hải
Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Nga đưa ra các kế hoạch khác nhau về viện trợ nhân đạo cho thường dân Palestine. Washington đã kêu gọi tạm dừng, trong khi Nga muốn có lệnh ngừng bắn nhân đạo.
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc: "Cả thế giới đang mong đợi từ Hội đồng Bảo an lời kêu gọi ngừng bắn nhanh chóng và vô điều kiện. Đây chính xác là điều không có trong dự thảo của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi không thấy dự thảo đó có ý nghĩa gì và chúng tôi không thể ủng hộ nó".
Các quốc gia Ả Rập cũng ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo trong bối cảnh nhiều tòa nhà ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc không kích của Israel, theo Reuters.
Bình luận (0)