Mỹ phẩm thuần chay và trang điểm không độc hại, 2 có phải là 1?
Mỹ phẩm thuần chay phân loại các sản phẩm không chứa bất kỳ nguồn gốc động vật nào (như gelatine, cholesterin hoặc collagen) hoặc các sản phẩm phụ từ động vật (như mật ong, sáp ong hoặc sữa). Nhiều người cho rằng thuần chay còn có nghĩa sản phẩm là những chất chưa được thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, thực tế thì thuật ngữ "thuần chay" không được pháp luật quy định. Chúng chỉ được hiểu và thường được sử dụng nhiều hơn khi các sản phẩm không chứa bất kỳ chất có nguồn gốc động vật nào. Vậy nên tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng chưa được thử nghiệm trên động vật. Một sản phẩm thuần chay không phải lúc nào cũng không độc hại. Một số sản phẩm có thể được dán nhãn là không độc hại nhưng không phải thuần chay vì có thể chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật.
Trang điểm không độc hại là bất kỳ sản phẩm trang điểm nào chưa được thử nghiệm trên động vật. Hầu hết chúng cũng được xem là đồ trang điểm thuần chay vì nó không chứa bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc động vật. Mỹ phẩm sạch (không độc hại) không chứa paraben và các hóa chất khắc nghiệt khác, an toàn cho môi trường (lẫn con người).
Để xác định xem một sản phẩm thuần chay, có thực sự không độc hại hay không, bạn phải luôn tìm biểu tượng Leaping Bunny hoặc biểu tượng PETA trên bao bì và phải đọc kỹ danh sách thành phần. Những logo này biểu thị rằng sản phẩm đã được chứng nhận sạch - không độc hại hoặc thuần chay.
Người tiêu dùng chọn chăm sóc bản thân hay cứu lấy hành tinh?
Những năm gần đây, mỹ phẩm thuần chay và khái niệm trang điểm không độc hại nở rộ trong ngành làm đẹp, như thước đo tiêu chuẩn về cái đẹp và tính nhân văn (văn hóa tiêu dùng). Nhiều nguồn thông tin xung quanh mỹ phẩm thuần chay hoặc các sản phẩm trang điểm không độc hại có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều đó khiến việc lựa chọn mỹ phẩm trở nên khó khăn. Điều này có thể xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế về các tiêu chuẩn mỹ phẩm sạch, thuần chay, cũng như sự nhầm lẫn về các sản phẩm được dán nhãn "không độc hại" và "tự nhiên" so với mỹ phẩm thuần chay thực sự.
Việc chọn một sản phẩm thuần chay không nên tự động được hiểu là thân thiện với môi trường. Ngược lại, một mỹ phẩm thuần chay không có nghĩa là nó không có thành phần, yếu tố gây hại cho sức khỏe của con người. Nhưng dù như thế nào thì mỹ phẩm thuần chay (các ưu điểm của nó) và trang điểm không độc hại hiện đang được xem là xu hướng của tương lai. (Forbes cho rằng thị trường làm đẹp sạch, thuần chay dự kiến sẽ đạt 21,4 tỷ USD vào năm 2027). Bởi vậy mà lập trường chống lại việc thử nghiệm trên động vật và chọn những sản phẩm làm đẹp an toàn tuyệt đối cho con người không chỉ quan trọng đối với động vật, môi trường mà còn cả đối với con người. Đây cũng là một cách tích cực để đưa ra quyết định sáng suốt khi nói đến thói quen làm đẹp của mỗi người.